mekong 112

23
02 Số 112 - Tháng 4/2016 THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Vit Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Ph Tổng Biên tập: H Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 - 0965.388.999 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Ngày 22/3 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị về học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Việc tập trung tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của nhiệm kỳ 2015 - 2020. *Triển khai sâu rộng Theo đó, công tác quán triệt nội dung các Nghị quyết đến cán bộ, Đảng viên trong Đảng bộ luôn được quan tâm, chú trọng nhằm nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên trực tiếp tham mưu và thực hiện công tác tuyên truyền. Học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, và là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016. Nó có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng và sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Việc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII còn nhằm mục đích đưa các chủ trương, giải pháp của Đảng trở thành phong trào hành động cách mạng, sức mạnh vật chất của toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế cho thấy, việc triển khai đưa nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống và thực hiện thắng lợi các nội dung Nghị quyết ấy của Đảng đòi hỏi sự phấn đấu và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết thống nhất, đồng thuận cả về ý chí và hành động của mỗi cán bộ, Đảng viên và toàn xã hội. Các tổ chức cơ sở Đảng đã có sự chuyển biến tích cực, dành Quán Triệt Đưa Nghị Quyết Vào Cuộc Sống Minh Sơn Đ/C Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Em tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi thời gian thích hợp cho công tác sinh hoạt tư tưởng, chú trọng đổi mới cách truyền đạt, phổ biến như: tổ chức sinh hoạt chuyên đề, phân công Đảng viên giới thiệu các cách làm hay trên ấn phẩm của ngành. Nhờ đó, đa số Đảng viên, cán bộ, công chức của ngành đã có những bước trưởng thành về mọi mặt; nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xác định mục tiêu, động lực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị. *Khẩn trương, nghiêm túc Việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và phương thức, phù hợp với từng cấp, từng đối tượng. Trong quá trình thực hiện đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này cần kết hợp tự nghiên cứu với nghe phổ biến, kết hợp giữa học tập, quán triệt với thảo luận, thông qua chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức Đảng; kết hợp chặt chẽ giữa thuyết trình với thảo luận và đối thoại giữa báo cáo viên và người nghe, với thu hoạch, kiểm tra, đánh giá việc học tập, quán triệt nghị quyết. Điều đặc biệt lưu ý là việc xây dựng chương trình hành động, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng không phải là sự sao chép nghị quyết, mà từng cấp ủy cần xác định rõ từng nội dung, hình thức và giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị. Bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần chọn khâu đột phá, chọn vấn đề trọng tâm để xây dựng chương trình, đề án thực hiện cụ thể; tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu quan trọng, các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là 6 nhiệm vụ trọng tâm và những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tế, tránh dàn trải, chung chung. Đồng thời, mỗi chương trình, đề án cần có kế hoạch, tiến độ thực hiện rõ ràng, phân công lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và trách nhiệm cụ thể đối với tập thể, từng cá nhân cấp ủy. Từ đó, xây dựng và tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, trước mắt giải quyết tốt các vấn đề thiết thực đối với đời sống của người dân. Ngày 28/3 - Tại trụ sở Bộ Công Thương - Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú đã tiếp và làm việc với đoàn Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Suvit Maesincee. Tham dự buổi làm việc, về phía Thái Lan có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam, đại diện của Cục Ngoại thương, Cục Xúc tiến thương mại quốc tế, Cục đàm phán thương mại, một số doanh nghiệp Thái lan có quan hệ hợp tác, kinh doanh tại Việt Nam. Về phía Việt Nam có đại diện Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Thương mại Thái Lan thông báo một số chính sách mới của Chính phủ Thái Lan như chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư ra nước ngoài, trước hết tập trung vào thị trường các nước CLMV; ASEAN; chính sách phát triển các lĩnh vực kinh tế dịch vụ như dịch vụ thương mại, dịch vụ logistics, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch, khách sạn, nghỉ dưỡng, v.v... Các do- anh nghiệp Thái Lan hiện nay đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và muốn đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực như dịch vụ bán lẻ, du lịch, nghỉ dưỡng, làm đẹp, chế biến nông sản, thủy sản, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, ô tô, xe máy, đào tạo lao động. Thái Lan hiện là nhà đầu tư đứng thứ 11 trong số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Thái Lan mong muốn sẽ đứng trong top 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong thời gian tới. Đánh giá về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho rằng các doanh nghiệp Thái Lan đã rất thành công khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam do có sự am hiểu tốt về thị trường Việt Nam và có cách làm riêng, mang Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ công nghiệp Campuchia Cham Prasidh sang thăm và làm việc tại Việt Nam Bảo Ngọc Lam Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng - Ngài Cham Prasidh, Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ công nghiệp Campuchia đã dẫn đầu Đoàn công tác sang thăm làm việc tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 26/3 - 30/3 năm 2016. Tại buổi Hội đàm giữa hai Bộ trưởng, hai Bên đã trao đổi và thảo luận nhiều vấn đề trong hợp tác thương mại, công nghiệp và đầu tư mà hai Bên cùng quan tâm. Hai Bộ trưởng vui mừng nhận thấy những kết quả đáng khích lệ trong quan hệ hợp tác thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước trong thời gian qua. Liên quan đến lĩnh vực dệt may, hai Bộ trưởng đã thống nhất khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết để tận dụng những thế mạnh của mỗi nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu sắc. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đề nghị Bộ trưởng Cham Prasidh, với tư cách là thành viên Chính phủ Campuchia, có tiếng nói với Chính phủ Campuchia không rút ngắn thời gian tô nhượng đất (hiện nay đang là 90 năm) đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Cam- puchia đã được cấp phép. Hai Bộ trưởng cũng thống nhất một số biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương trong thời gian tới như tiếp tục đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia để thay thế cho Hiệp định Mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia (ký năm 2001), Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Cam- puchia 2016-2017 và khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Việt Nam - Campuchia để thay thế Hiệp định Thương mại đã ký năm 1998… Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Công nghiệp và Thủ công nghiệp Campuchia cũng đã đến chào xã giao Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam để báo cáo tình hình và phương hướng tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Cam- puchia trong lĩnh vực công nghiệp - Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú tiếp và làm việc với Thứ trưởng Thương mại Thái Lan Suvit Maesincee Vương Sơn

Upload: han-nhung

Post on 20-Jan-2017

305 views

Category:

News & Politics


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mekong 112

02 Số 112 - Tháng 4/2016THEO DÒNG THỜI SỰ

Giá bán tại Viêt Nam: 4.800đ

Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Pho Tổng Biên tập: Hô Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 - 0965.388.999Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.Văn phòng đại diện tại Tây nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công AnĐơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001

Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575

Ngày 22/3 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị về học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Việc tập trung tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của nhiệm kỳ 2015 - 2020.

*Triển khai sâu rộngTheo đó, công tác quán triệt nội

dung các Nghị quyết đến cán bộ, Đảng viên trong Đảng bộ luôn được quan tâm, chú trọng nhằm nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên trực tiếp tham mưu và thực hiện công tác tuyên truyền.

Học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, và là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016. Nó có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng và sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân

dân. Việc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII còn nhằm mục đích đưa các chủ trương, giải pháp của Đảng trở thành phong trào hành động cách mạng, sức mạnh vật chất của toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực tế cho thấy, việc triển khai đưa nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống và thực hiện thắng lợi các nội dung Nghị quyết ấy của Đảng đòi hỏi sự phấn đấu và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết thống nhất, đồng thuận cả về ý chí và hành động của mỗi cán bộ, Đảng viên và toàn xã hội. Các tổ chức cơ sở Đảng đã có sự chuyển biến tích cực, dành

Quán Triệt Đưa Nghị Quyết Vào Cuộc SốngMinh Sơn

Đ/C Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Em tại

xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi

thời gian thích hợp cho công tác sinh hoạt tư tưởng, chú trọng đổi mới cách truyền đạt, phổ biến như: tổ chức sinh hoạt chuyên đề, phân công Đảng viên giới thiệu các cách làm hay trên ấn phẩm của ngành. Nhờ đó, đa số Đảng viên, cán bộ, công chức của ngành đã có những bước trưởng thành về mọi mặt; nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xác định mục tiêu, động lực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị.

*Khẩn trương, nghiêm túcViệc tổ chức học tập, quán triệt

nghị quyết phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và phương thức, phù hợp với từng cấp, từng đối tượng. Trong quá trình thực hiện đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này cần kết hợp tự nghiên cứu với nghe phổ biến, kết hợp giữa học tập, quán triệt với thảo luận, thông qua chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức Đảng; kết hợp chặt chẽ giữa thuyết trình với thảo luận và đối thoại giữa báo cáo viên và người

nghe, với thu hoạch, kiểm tra, đánh giá việc học tập, quán triệt nghị quyết. Điều đặc biệt lưu ý là việc xây dựng chương trình hành động, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng không phải là sự sao chép nghị quyết, mà từng cấp ủy cần xác định rõ từng nội dung, hình thức và giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị.

Bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần chọn khâu đột phá, chọn vấn đề trọng tâm để xây dựng chương trình, đề án thực hiện cụ thể; tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu quan trọng, các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là 6 nhiệm vụ trọng tâm và những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tế, tránh dàn trải, chung chung. Đồng thời, mỗi chương trình, đề án cần có kế hoạch, tiến độ thực hiện rõ ràng, phân công lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và trách nhiệm cụ thể đối với tập thể, từng cá nhân cấp ủy. Từ đó, xây dựng và tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, trước mắt giải quyết tốt các vấn đề thiết thực đối với đời sống của người dân.

Ngày 28/3 - Tại trụ sở Bộ Công Thương - Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú đã tiếp và làm việc với đoàn Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Suvit Maesincee.

Tham dự buổi làm việc, về phía Thái Lan có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam, đại diện của Cục Ngoại thương, Cục Xúc tiến thương mại quốc tế, Cục đàm phán thương mại, một số doanh nghiệp Thái lan có quan hệ hợp tác, kinh doanh tại Việt Nam. Về phía Việt Nam có đại diện Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Thương mại Thái Lan thông báo một số chính sách mới của Chính phủ Thái Lan như chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư ra nước ngoài, trước hết tập trung vào thị trường các nước CLMV; ASEAN; chính sách phát triển các lĩnh vực kinh tế dịch vụ như dịch vụ thương mại, dịch vụ logistics, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch,

khách sạn, nghỉ dưỡng, v.v... Các do-anh nghiệp Thái Lan hiện nay đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và muốn đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực như dịch vụ bán lẻ, du lịch, nghỉ dưỡng, làm đẹp, chế biến nông sản, thủy sản, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, ô tô, xe máy, đào tạo lao động. Thái Lan hiện là nhà đầu tư đứng thứ 11 trong số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Thái Lan mong muốn sẽ đứng trong top 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong thời gian tới.

Đánh giá về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho rằng các doanh nghiệp Thái Lan đã rất thành công khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam do có sự am hiểu tốt về thị trường Việt Nam và có cách làm riêng, mang

Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ công nghiệp Campuchia Cham Prasidh sang thăm và làm việc tại Việt Nam

Bảo Ngọc Lam

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng - Ngài Cham Prasidh, Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ công nghiệp Campuchia đã dẫn đầu Đoàn công tác sang thăm làm việc tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 26/3 - 30/3 năm 2016.

Tại buổi Hội đàm giữa hai Bộ trưởng, hai Bên đã trao đổi và thảo luận nhiều vấn đề trong hợp tác thương mại, công nghiệp và đầu tư mà hai Bên cùng quan tâm.

Hai Bộ trưởng vui mừng nhận thấy những kết quả đáng khích lệ trong quan hệ hợp tác thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước trong thời gian qua. Liên quan đến lĩnh vực dệt may, hai Bộ trưởng đã thống nhất khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết để tận dụng những thế mạnh của mỗi nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu sắc.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đề nghị Bộ trưởng Cham Prasidh, với tư cách là thành viên Chính phủ Campuchia, có tiếng nói với Chính phủ Campuchia không rút ngắn thời gian tô nhượng đất (hiện nay đang là 90 năm) đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Cam-puchia đã được cấp phép. Hai Bộ trưởng cũng thống nhất một số biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương trong thời gian tới như tiếp tục đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia để thay thế cho Hiệp định Mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia (ký năm 2001), Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Cam-puchia 2016-2017 và khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Việt Nam - Campuchia để thay thế Hiệp định Thương mại đã ký năm 1998…Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Công nghiệp và Thủ công nghiệp Campuchia cũng đã đến chào xã giao Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam để báo cáo tình hình và phương hướng tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Cam-puchia trong lĩnh vực công nghiệp -

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú tiếp và làm việc với Thứ trưởng Thương mại Thái Lan Suvit Maesincee

Vương Sơn

Page 2: Mekong 112

3Số 112 - Tháng 4/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM

Sẵn sàng kết nối lưới điện truyền tải giữa Việt Nam và Lào

Thanh Vũ

Tới đây, hai mạch đường dây 500kV Pleiku 2 - Mỹ Phước - Cầu Bông sẽ được vận hành. Như vậy, việc đóng điện đưa vào vận hành các ngăn xuất tuyến 500kV tại trạm 500kV Pleiku 2 và ngăn xuất tuyến 500kV tại trạm biến áp 500kV Cầu Bông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc liên kết lưới điện 500kV và tăng cường khả năng truyền tải công suất trên 4 mạch đường dây 500kV từ miền Trung, Tây Nguyên là mạch 1, 2 và 2 mạch đường dây 500kV Pleiku 2 - Mỹ Phước - Cầu Bông để cung cấp điện cho miền Nam. Bên cạnh đó, các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng kết nối lưới điện truyền tải bên nước bạn Lào thông qua đường dây 220kV Xêkaman 1 - Pleiku 2, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 3 này.

Trước đó, vào ngày 4/3, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung đã đóng điện modul thiết bị 500kV tại trạm biến áp 500kV Pleiku, trạm biến áp 500kV Cầu Bông, trạm biến áp 500kV Pleiku 2 và các đường dây 500kV tạo mạch vòng liên kết lưới điện 500kV của 3 trạm biến áp 500kV Pleiku-Pleiku 2-Cầu Bông nhằm đảm bảo sự ổn định và tăng cường độ tin cậy cung cấp điện.

Có được kết quả này, theo Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung là sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của EVN NPT; sự nỗ lực, huy động tối đa mọi nguồn lực trong công tác chỉ đạo điều hành dự án của Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung; sự phối hợp hiệu quả, kịp thời của Công ty truyền tải điện 3, 4.

Sáng ngày 29/3, tại xã Liên Hà, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), gia đình, dòng họ Phùng, người thân Thượng tướng Phùng Thế Tài cùng hàng trăm đại biểu gần xa đến dự Lễ khánh thành bia tưởng nhớ Thượng tướng Phùng Thế Tài, đây cũng là ngày mất tròn 2 năm của Thượng tướng (21/2/2014 - 21/2/2016 âm lịch).

Trên tấm bia tại nhà tưởng niệm có ghi Lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Thượng tướng Phùng Thế Tài là một người cộng sản kiên trung, một vị tướng tài ba của Quân đội ta. Trọn một đời theo Đảng, theo Bác Hồ tham gia cách mạng và kháng chiến, Thượng tướng Phùng Thế Tài là một đảng viên rất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đồng chí là một người được rèn luyện trưởng thành từ chiến sĩ trở nên một vị tướng có tài của Quân đội ta. Đồng chí sống trung thực, thẳng thắn, chiến đấu dũng cảm, chỉ huy chiến đấu quyết đoán, thông minh, sáng tạo; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Bác Hồ và Quân đội giao phó. Chiến công và thành tích của đồng chí trong quá trình cách mạng và kháng chiến đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc”.

Thượng tướng Phùng Thế Tài là một vị tướng có nhiều giai thoại lý thú được lưu truyền trong

các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, từ một cậu bé lang thang không nơi nương tựa đến với cách mạng là cận vệ đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh rồi chuyển sang chỉ huy quân sự. Là một vị chỉ huy từng có mặt trong đoàn quân Tây Tiến rồi đến Tư lệnh đầu tiên của một Quân

chủng hiện đại của Quân đội ta khi đó- Quân chủng Phòng không Không quân. Ông đã cùng các vị chỉ huy của Quân chủng như Đại tá Đặng Tính, Trung tướng Lê Văn Tri, Trung tướng Nguyễn Văn Tiên, Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu lãnh đạo Quân chủng làm thất bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Ông vẫn được gọi là “Vị tướng của tháng 12 lịch sử”.

Trong không khí trang nghiêm, đại diện BCHQS tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Lâm Hà, UBND xã Liên Hà, các đại biểu gần xa đã gửi đến những vòng hoa và làm lễ dâng hương tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ 2 năm ngày mất của Thượng tướng.

Nhân dịp này bộ phim tài liệu “Người cận vệ Bác Hồ” do NSND Lê Thi làm đạo diễn và Nhà văn Phùng Văn Khai viết kịch bản cũng được trình chiếu gây nhiều ấn tượng tới người xem.

Tại Lễ khánh thành bia tưởng nhớ Thượng tướng Phùng Thế Tài, thay mặt gia đình, Tiến sĩ Phùng Thế Tám, con trai út của Thượng tướng Phùng Thế Tài đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Lâm Hà và xã Liên Hà trong suốt thời gian qua đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để nhà Lưu niệm thượng tướng Phùng Thế Tài được xây dựng thuận lợi.

Lễ khánh thành bia tưởng nhớ Thượng tướng Phùng Thế TàiPhùng Nguyện

Hồ Chủ Tịch và các đồng chí Phùng Thế Tài, Tư lệnh PK-KQ, Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh Hải quân trong buổi lễ tuyên dương công trạng các đơn vị lập chiến công

ngày 5-8-1964. Ảnh Tư liệu.

Trưng bày sách đúc bằng vàng của vương triều NguyễnMỹ Ánh - Phước Lập

Ngày 31/3 vừa qua, những cuốn Kim sách (sách đúc bằng vàng) và Kim ấn (ấn vàng) lần đầu tiên được Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu tới công chúng. Được biết, 21 Kim sách tiêu biểu của triều Nguyễn, và 10 Kim bảo liên quan sẽ trưng bày ở đây đến đầu tháng 8/2016.

Ngày 30/8/1945, sau lễ thoái vị của Vua Bảo Đại ở Ngọ Môn (Huế), chính quyền Cách mạng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trưng thu toàn bộ tài sản gần 3.000 món là những ấn vàng, Kim sách, bảo vật cung đình...đưa ra Hà Nội bằng ôtô. Những cuốn sách làm bằng vàng ghi lại chính sự cung đình, phần nào phản ánh biến động lịch sử của triều đại quân chủ cuối cùng, trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Năm 1802, sau khi lên ngôi lập ra triều Nguyễn, vua Gia Long bắt đầu cho đúc Kim sách. Đây là loại thư tịch cổ đặc biệt, ghi lại việc chính sự của hoàng triều, như Hoàng đế đăng quang, lập Thái tử, phong Hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích... Lời sách do đích thân Vua hoặc đại thần biên soạn.

Hoàng cung triều Nguyễn rất ưa chuộng vàng. Từ thời các chúa Nguyễn (tiền nhân của nhà Nguyễn) khi xây dựng chính quyền Đàng Trong (1558-1777) đã bắt đầu thực thi chính sách khai thác vàng và phát triển nghề kim hoàn chế tác. Đàng Trong khi ấy được mệnh danh là vùng đất của vàng. Việc đúc Kim sách được giao cho Hữu ty thuộc Bộ Lễ thực hiện. Nghệ nhân đóng Kim sách là bậc thầy giỏi nhất trên toàn quốc được đưa về xưởng chế tác của triều đình. Xưởng này nằm ngay trong hoàng cung, phía Đông Tử Cấm Thành, thuộc khu vực của Phủ Nội vụ, nơi lưu giữ kho báu của triều đại. Vàng để chế tạo Kim sách không phải là vàng 10 tuổi, mà là vàng non hơn để dễ chế tác, tinh luyện. Sau khi bậc đại bút trong Hàn Lâm viện chắp bút thư pháp trên Kim sách, thợ thủ công khắc chữ lên vàng hoặc bạc mạ vàng. Nếu để xảy ra sai phạm nhỏ thì người thợ sẽ bị phạt rất nặng. Do vậy, các tác phẩm khi hoàn thiện gần như đạt độ hoàn hảo vì được chế tác và giám sát công phu.

Sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên

soạn, ghi chép lại việc các Chúa Nguyễn cấp phát lương thực, khuyến khích người dân khai thác vàng cho triều đình, lập đội tìm vàng chuyên nghiệp, lập hải đội Hoàng Sa phái người đến các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa thu nhặt vàng bạc, hàng hóa từ tàu thuyền nước ngoài bị đắm. Dưới thời này còn có cơ quan chuyên chế tác vàng thành phẩm, làm đồ trang sức phục vụ cho hoàng cung và xuất khẩu ra nước ngoài. Sau này, khi Vua Gia Long lên ngôi, việc dùng vàng đúc Kim sách cũng là điều dễ hiểu.

Do biến động lịch sử, chất lượng Kim sách cũng khác nhau, có cuốn bằng vàng ròng, có cuốn làm từ bạc mạ vàng. Dưới thời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Kim sách được chế tác khá tinh xảo. Từ thời vua Đồng Khánh trở đi, Kim sách, Kim ấn giảm dần chất lượng. Sau hòa ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp, nhà Nguyễn phải bồi thường khoảng 4 triệu Piastre (tiền tệ 3 nước Đông Dương thời Pháp đô hộ) tiền chiến phí nặng nề. Triều đình huy động nhiều vàng bạc, châu báu để quy đổi tiền, gây tổn thất lớn cho quốc khố nên Kim sách thời đó làm sơ sài hơn.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong thời kỳ khó khăn, nhiều lần Ủy ban Kháng chiến và Ngân hàng quốc gia đề xuất bán những đồ vật đã trưng thu của nhà Nguyễn để sắm vũ khí, lương thực. "Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm giữ, nhờ đó mà có được những đồ vật quý để ngày nay phục vụ cho việc giới thiệu, trưng bày. Việc giữ được những báu vật này quả thực là một kỳ tích và là may mắn của dân tộc ta”.

TS Nguyễn Đình Chiến - nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết thêm: Việc đề xuất chuyển đổi giá trị của những báu vật cung đình để bù đắp lúc tài chính Chính phủ cạn kiệt cũng chỉ được đề cập trong một vài cuộc họp chứ không có văn bản chính thức nào. Cuối năm 1959, số đồ quý trên được Bộ Tài chính bàn giao cho Bảo tàng lưu giữ.

Nhưng năm 1961, cả nước chấn động khi hay tin kẻ gian lẻn vào bảo tàng trộm mất chiếc ấn vàng Hoàng hậu chi bảo nặng 4,9 kg và chiếc âu

Page 3: Mekong 112

04 Số 112 - Tháng 4/2016XÂY DỰNG- BẤT ĐỘNG SẢN- VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Vingroup: Chủ Đầu Tư Bất Động Sản Uy Tín Nhất Việt Nam 2016

Bảo Ngọc Lam

Vietnam Report vừa thực hiện cuộc bình chọn các doanh nghiệp (DN) uy tín trong lĩnh vực bất dộng sản(BĐS) - Theo đây - Tập đoàn Vingroup được bình chọn là DN đứng thứ nhất trong Top 10 chủ đầu tư BĐS uy tín nhất Việt Nam năm 2016. Được biết- Viet-nam Report là chủ đầu tư hàng loạt dự án đô thị quy mô hàng đầu Việt Nam: Times City, Royal City, Vinhomes Riverside, Vinhomes Gardenia, Vinhomes Central Park, Vin-homes Dragon Bay… và nhiều tổ hợp TTTM - Shophouse tại các tỉnh, Tp trên cả nước.

Trong Bảng xếp hạng Top 10 Chủ đầu tư BĐS uy tín và Top 5 C. ty Tư vấn, môi giới BĐS uy tín năm 2016 vừa được C.ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 22/3/2016, còn có các chủ đầu tư tên tuổi như: Hòa Phát, Phú Mỹ Hưng, Him Lam…

Bảng xếp hạng được Vietnam Report dựa trên kết quả nghiên cứu độc lập, khoa học và khách quan, theo các tiêu chí chính: DN trên truyền thông, số lượng và tiến độ thực hiện dự án, tỷ lệ giao dịch thành công, giá bán của các dự án…

Việc Vingroup được Vietnam Report đánh giá là chủ đầu tư BĐS uy tín nhất Việt Nam tiếp tục khẳng định uy tín, tầm vóc của Tập đoàn trên thị trường. Trước đó, Vingroup đã liên tục được giới chuyên môn và thị trường đánh giá là nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam, thông qua các bảng xếp hạng và giải thưởng uy tín…Các danh hiệu danh giá do các tổ chức uy tín trao tặng đã khẳng định quy mô và tầm vóc hàng đầu của Vingroup; Vingroup đồng thời còn có tên trong Top đầu nhiều bảng xếp hạng khác Viet-nam Report công bố như: Top 10 DN nộp thuế lớn nhất Việt Nam, Top 5 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam...

Tập đoàn C.T Group mở bán khu căn hộ thông minh I-HOM.

NguyễnThịnh

Dự án căn hộ I-Hom tọa lạc tại số 360 Xa Lộ Hà Nội, ngay cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, với tổng diện tích 18.337m2 , bao gồm 4 Block nhà, cao từ 15-20 tầng và 1 tầng hầm, với khoảng 1531 căn hộ có diện tích từ 55-70m2, có giá bán từ 17-18 triệuđồng/m2.

Đợt mở bán này sẽ có 300 căn hộ đầu tiên với giá bán cho căn hộ 55m2 gồm 2 phòng ngủ có giá bán khoảng 850 triệu đồng/căn. Những khách hàng đầu tiên đặt cọc mua căn hộ tại lễ mở bán sẽ được chiết khấu lên tới 6% trên tổng giá trị căn hộ, được tặng Samsung Galaxy Note 5 giá

20 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng còn đượ chỗ trợ tiền mua nhà từ gói vay 30 nghìn tý đồng với lãi suất cố định 5%/năm, trong thời hạn 15 năm.

Chủ tịch Tập đoàn C.T Group, Ông Trần Kim Chung , cho biết: Khu căn hộ này xây dựng theo mô hình cộng đồng trẻ, có rất nhiều tiện ích như: Bếp chung dành cho tiệc lớn, khu phòng lounge, club thể thao, khu đại siêu thị, hồ bơi, nhà trẻ, nhà sinh hoạt cộng đồng, phòng tập gym, rạp chiếu phim, vườn hoa, bãi cỏ sinh hoạt…

HongKong: Giá Bất Động Sản Cao Cấp giảm 15%Biến động thị trường chứng khoán và sự

gia tăng lãi suất ở Mỹ đã làm chững lại việc đầu tư vào thị trường bất động sản (BĐS) tại Hongkong.

Giá bất động sản cao cấp - Nhìn chung, vẫn ổn định, giá căn hộ trên đảo HongKong và Kowloon có sự giảm nhẹ,

theo báo cáo mới nhất từ Savills World Research.

Trong quý IV năm 2015, doanh số bất động sản sơ cấp ổn định trong những tháng hè nhưng giá BĐS thứ cấp có sự giảm sút, tổng khối lượng giao dịch là 10.000 đơn vị, ở mức thấp kể từ năm 2002. Báo cáo cho thấy giá nhà cao cấp đang trên đà sụt giảm 15% trong năm nay, có rất ít dự kiến tích cực trong ngắn hạn. Các dữ liệu cho thấy do-anh số bán hàng trên đảo Hongkong giảm 36% so với quý trước trong 3 tháng cuối năm 2015, trong khi giá căn hộ cao cấp giảm 9%. Tuy nhiên, về tổng thể giá vẫn tăng 9,3%.

Theo báo cáo của Savills World Research, khối lượng giao dịch BĐS cao cấp ở đảo Kowloon và Tân Giới cũng giảm mạnh, 62% do sự thiếu hụt nguồn cung so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các giao dịch đều được tiến hành từ năm trước và đang được tiếp tục triển khai. Giá nhà cao cấp ở Kowloon giảm 1,4% trong khi tại Tân Giới vẫn có sự ổn định.

Theopropertywire

Phú Quốc: Công bố Điều chỉnh Quy hoạch Chung Xây dựng Đảo đến Năm 2030

Ngày 19/3, tại Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang và Bộ Xây dựng đã công bố Quyết định số 868/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030.

Đến dự lễ công bố có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng.

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch 633) trên cơ sở rà soát, đánh giá tình hình phát triển đảo theo Quy hoạch phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg năm 2004; Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1197/QĐ-TTg năm 2005 và các quy hoạch chuyên ngành khác về giao thông, du lịch cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hơn 5 năm qua, căn cứ nội dung Quy hoạch 633 - UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo tổ chức lập và phê duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết (cho các đô thị, khu

đô thị mới, khu dân cư, cụm công nghiệp, các khu du lịch, vui chơi giải trí...) và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, làm cơ sở thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư xây dựng trên đảo.

Thực tế đã khẳng định Quy hoạch 633 đã đáp ứng được yêu cầu đầu tư xây dựng và quản lý của đảo trong bối cảnh phát triển năng động hiện nay. Kết quả là ngày 22/5/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; ngày 17/9/2014 tại Quyết định số 1676/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện đảo Phú Quốc đã được công nhận là đô thị loại II.

Trong quá trình triển khai thực hiện, để tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, UBND tỉnh Kiên Giang thường xuyên rà soát công tác thực hiện theo Quy hoạch 633 tại đảo Phú Quốc và đề xuất với Chính phủ những nội dung mới, cần thiết được xem xét điều chỉnh cục bộ trên cơ sở phù hợp với quy luật phát triển, đáp ứng mong muốn của các bên liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời vẫn bảo đảm sự phù hợp với Quy hoạch 633 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…Theo đó, quy mô sử dụng đất đai toàn đảo đến năm 2030 được điều chỉnh theo hướng đất du lịch khoảng 4.003 ha; đất khu phức hợp du lịch, dịch vụ dân cư khoảng 3.325 ha; đất lâm nghiệp khoảng 37.430 ha (trong đó, đất rừng phòng hộ khoảng 6.666 ha); đất nông nghiệp khoảng 3.953 ha (trong đó, đất sản xuất nông nghiệp khoảng 2.719 ha, đất ở nông thôn làng nghề khoảng 1.234 ha).

Khu đô thị Dương Đông được phát triển theo hướng là trung tâm của Tp. du lịch đảo Phú Quốc…Cảng Dương Đông được xây dựng thành cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Vị trí khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp có casino sẽ điều chỉnh, chuyển từ khu đất bãi Đá Chồng, xã Bãi Thơm sang khu du lịch sinh thái Bãi Dài, xã Gành Dầu. Đồ án đồng thời bổ sung quy hoạch tuyến cáp treo từ thị trấn An Thới ra đảo Hòn Thơm, xã Hòn Thơm; bổ sung khu đất có chức năng dịch vụ du lịch giải trí phức tạp và sân golf quy mô diện tích 2.090 ha tại khu vực Đồng Cây Sao và Bắc sông Cửu Cạn, xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc trên cơ sở chuyển đổi chức năng 1.718 ha diện tích đất nông nghiệp và 372 ha đất rừng phòng hộ; bổ sung khu đất có chức năng du lịch nghỉ dưỡng, giải trí thể thao quy mô 142 ha tại phía Bắc rạch Vũng Bầu trên cơ sở chuyển đổi chức năng 142 ha từ đất nông nghiệp; điều chỉnh chức năng sân golf, quy mô 102 ha tại khu đất du lịch sinh thái Cửa Cạn thành đất du lịch sinh thái…

Phát biểu tại buổi lễ công bố, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh đề nghị: Để việc tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc đảm bảo các quan điểm, nguyên tắc và tuân thủ định hướng phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung đảo Phú Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Xây dựng đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo chính quyền đảo Phú Quốc, các sở, ban, ngành trong tỉnh phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sớm triển khai một số công việc trọng tâm…

Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh trao Quyết định và hồ sơ đồ án cho lãnh đạo tỉnh Kiên Giang.

Page 4: Mekong 112

05Số 112 - Tháng 4/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Nông sản Việt Nam hiện đã được xuất khẩu đi nhiều quốc gia, thậm chí có mặt hàng còn xếp vào top nhất, nhì trên thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu nông sản vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức làm ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa. Đã đến lúc việc xây dựng thương hiệu nông sản phải đặt lên hàng đầu.

Kim ngạch xuất khẩu (XK) nông sản Việt Nam đang ở vào top nhất nhì trên thế giới. Rất nhiều loại trái cây, nông sản của Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng, thế nhưng con đường phát triển của DN Việt không phải luôn thuận chèo mát mái. Việc xây dựng thương hiệu đã khó, việc giữ và phát huy hiệu quả thương hiệu càng khó trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay. Nhiều ý kiến cho rằng vì chúng ta mải miết XK nông sản thô, không qua chế biến, khiến các

nhà nhập khẩu đưa về gia công, chế biến rồi dán nhãn thương hiệu riêng của họ lên sản phẩm, làm nông sản Việt mất thương hiệu. Để tạo và giữ thương hiệu nông sản XK, buộc phải quan tâm đầu tư cho khâu chế biến, nâng tầm chất lượng sản phẩm.

Ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) thừa nhận, nông sản Việt Nam không những XK với số lượng lớn, tới nhiều thị trường mà một số mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, chè...đang có vị thế cao trên thị trường XK thế giới. Tuy nhiên, nhiều năm qua, do chưa có khả năng hướng dẫn thị trường, chủ động về giá cả nên phần lớn chỉ XK với giá ở phân kỳ trung bình và một số trường hợp phải XK qua trung gian. Nguyên nhân chính đó là Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, các DN còn phải đối mặt với nguy cơ bị mất thương hiệu tại

thị trường nước ngoài. Đơn cử như: Nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng mười năm tại Trung Quốc, nhãn hiệu cà phê Đắk Lắk cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau...

Trao đổi với p/v Báo Thời báo Mê Kông, Ông Đào Văn Hồ - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), cho biết: “Hàng năm đơn vị chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thông

qua các kỳ hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, tổ chức hội nghị, quảng bá sản phẩm Việt Nam ở thị trường nước ngoài, tổ chức Hội nghị giao thương doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài để thúc đẩy nông sản Việt phát triển. Hiện nay ngành nông nghiệp trong nước cũng đang phối hợp với các địa phương, để triển khai việc thực hiện sản xuất kinh doanh nông sản theo chuỗi từ sản xuất đến thu hái, bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Từ đó, có thể truy xuất nguồn gốc một cách rõ ràng. Cũng cần lưu ý rằng, việc chăm chút cho thương hiệu cần được các doanh nghiệp bắt đầu làm từ những điều rất nhỏ. Để tạo và giữ thương hiệu cho nông sản XK, chúng ta cần quan tâm đầu tư cho khâu chế biến, tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là cho XK cũng như tiêu dùng nội địa, thực hiện cuộc vận động của Bộ Chính trị “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Cần Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản ViệtMinh Sơn

Hàng rào thuế quan hầu hết liên quan đến tài chính, còn các rào cản phi thuế quan đa dạng và phức tạp hơn nhiều, số lượng rào cản phi thuế quan tăng chóng mặt. Cạnh tra-nh về bảo hộ thương mại giữa các nước hiện là cuộc chơi trí tuệ và công nghệ, nước nào trình độ công nghệ cao hơn sẽ có khả năng áp đặt các hàng rào kỹ thuật khắt khe hơn.

Là nhận định của PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN tại buổi hội thảo và họp mặt hội viên năm 2016 với chủ đề “AEC, TPP: Các tác động đến nền kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL, những vấn đề nổi bật cần quan tâm” do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tổ chức vừa qua.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, hàng rào phi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới là vấn đề sinh tử. Trong khi hàng rào thuế quan hầu hết liên quan đến tài chính (thuế) thì các rào cản phi thuế quan đa dạng và phức tạp hơn nhiều, bao gồm 2 loại chính là Hàng rào kỹ thuật (viết tắt là TBT) và các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch. Lý do chính khiến các rào cản phi thuế quan được ưa chuộng hơn là vì chúng hướng đến bảo vệ sức khỏe người sử dụng, đồng thời phức tạp và đa dạng hơn trong quản lý để ngăn cản hàng nhập khẩu hiệu quả hơn hàng rào thuế quan. Số lượng rào cản phi thuế quan tăng lên chóng mặt, theo WTO, năm 1995 mới có 400 quy định liên quan TBT, năm 2011 tăng lên khoảng 1.500, năm 2013 tăng lên đến 17.400. “Cuộc đọ sức trên lĩnh vực bảo hộ thương mại giữa các quốc gia giờ đây là cuộc chơi trí tuệ và công nghệ hơn là cuộc chơi đánh thuế. Nước nào trình độ cao hơn sẽ có khả năng áp đặt các TBT khắt khe hơn”.

Dẫn kết quả tăng trưởng GDP năm 2015 (6,68%), PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới phức tạp, tăng trưởng giảm mạnh ở nhiều nước, việc khôi phục tăng trưởng của VN là đáng được khen ngợi. Tuy nhiên, vấn đề là thực chất sự tăng trưởng, trong khi xuất khẩu của khu vực FDI đạt 115,1 tỷ USD (tăng 13,8%, chiếm 70,9% tổng kim ngạch xuất khẩu) thì khu vực nội địa đạt 47,3 tỷ USD (giảm

3,5%), nhập siêu 3,2 tỷ USD (chiếm 2,5% xuất khẩu). Như vậy, việc tăng trưởng chưa chắc chắn, vẫn lệ thuộc vào nhập khẩu đầu vào và khu vực FDI, trong khi khu vực nội địa gặp khó khăn.

Với những thách thức của hội nhập, xu hướng lấn át của FDI, ngân sách khó khăn…, theo nhận định của PGS.TS Trần Đình Thiên, năm 2016 kinh tế VN vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong các giải pháp, cần đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực chất hơn, tiếp tục “Năm doanh nghiệp” và “Khởi nghiệp quốc gia” trên nền tảng công nghệ và hội nhập quốc tế; thay đổi phương thức tổ chức kinh do-anh, lấy DN làm chủ lực… Đối với vùng ĐBSCL, trước tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng khó khăn, thách thức đặt ra rất lớn, “dòng sông Mekong giờ không còn như trước, thay vào đó là những hồ nước nối lại với nhau”…, do vậy, cần đánh giá lại toàn bộ hệ thống lợi thế của vùng để có giải pháp thích hợp.

*ĐBSCL “đi ngược” cả nướcNhững năm gần đây, trong khi tốc độ tăng

trưởng kinh tế của cả nước đi lên thì tốc độ tăng trưởng của vùng ĐBSCL lại đi xuống. TS Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết: Giai đoạn 1997-2001, khi kinh tế cả nước khó khăn và suy giảm thì ĐBSCL tăng trưởng tốt hơn, nhưng sau đó khi cả nước tốt lên thì ĐBSCL lại đi xuống, hiện nay cũng lặp lại tình hình đó, lý do vì cấu trúc của vùng ĐBSCL chủ yếu dựa vào nông nghiệp (NN). Theo ông Dũng, những năm kinh tế khó khăn thì NN thuận lợi, khi kinh tế

phục hồi thì NN lại suy thoái, song chiều hướng suy thoái của NN ngày càng dài ra, biên độ để NN tăng trưởng trở lại không còn cao nữa, nguồn lực đầu tư vào NN cạn dần, trong khi khu vực dịch vụ và công nghiệp còn yếu, nghĩa là việc quá phụ thuộc vào NN đã cản trở ĐBSCL đi lên.

ĐBSCL cũng đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh nói chung, thủ tục hành chính, ngành logistic yếu kém, cùng với thách thức nghiêm trọng là biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, TS Võ Hùng Dũng cũng cho rằng ĐBSCL có những điểm mới để hấp dẫn đầu tư như: thời gian đi lại từ TP.HCM đến Cần Thơ được rút ngắn, từ Hà Nội đến Cần Thơ, Phú Quốc đã có đường bay; gia tăng khả năng cung cấp điện; môi trường kinh doanh được đo lường qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được cải thiện từ năm 2012 và giữ ổn định cho đến nay, thường xuyên có 2-3 tỉnh năm trong top 5 và 5-6 tỉnh trong top 10 cả nước; có thêm nhiều cơ sở giáo dục đào tạo, có vườn ươm công nghệ VN - HQ. Triển vọng đầu tư vào ĐBSCL những ngành, lĩnh vực gồm: NN hướng tới năng suất, chất lượng cho thị trường VN và cho XK; chế biến sản phẩm từ NN, chế biến thực phẩm; ngành phát sinh từ NN và hỗ trợ NN, công nghệ sinh học, cơ khí NN, chuỗi cung ứng, dịch vụ NN.

Với nền tảng và sự đòi hỏi từ thị trường, cần có đầu tư, hợp tác nước ngoài để phát triển. Cùng với đó, ĐBSCL phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giảm lao động trong NN, mở thêm ngành sản xuất, kinh doanh mới, thu hút đầu tư; tạo môi trường khởi nghiệp; nghiên cứu, đánh giá, cung cấp thông tin và tác động của hội nhập, các xu thế phát triển công nghệ; tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự biến đổi cấu trúc kinh tế, những hoạt động để thích ứng…

Theo khảo sát của VCCI Cần Thơ, năm 2015 có 40% DN tại ĐBSCL sản xuất kinh doanh tốt lên, 36% DN ổn định và 24% DN xấu hơn; dự định năm 2016 có 53% DN kinh doanh bình thường, 44% DN mở rộng kinh doanh, số còn lại giảm quy mô, chuyển đổi hoặc tạm ngưng hoạt động.

Đồng bằng sông Cửu Long:Hàng rào phi thuế quan - Thách thức lớn của hội nhập

Trung Kỳ

Hội thảo “AEC, TPP Các tác động đến nền kinh tế và do-anh nghiệp ĐBSCL, những vấn đề nổi bật cần quan tâm”

do VCCI Cần Thơ tổ chức ngày 303.

Page 5: Mekong 112

06 Số 112 - Tháng 4/2016DÂN BIẾT - DÂN BÀN

Sau khi thu hồi phần đất thực hiện dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1, UBND quận Thủ Đức, TP.HCM đã tiếp tục thu hồi hàng ngàn m2 đất ở khu phố 1, 5 và 6 phường Linh Trung, nằm ngoài ranh giới, không thuộc phần đất bị thu hồi. Khi người dân khiếu kiện thì đại diện UBND quận Thủ Đức giải thích rằng phần này được thu hồi nhằm phục vụ cho dự án chỉnh trang đô thị. Thế nhưng, dự án này chưa bao giờ được UBND quận Thủ Đức công bố.

*Đất ngoài ranh giới vẫn thu hồi?Năm 2002, dự án đường song hành Xa lộ Hà

Nội được triển khai, người dân bị thu hồi đất để phục vụ cho dự án này. Ranh giới giải tỏa của dự án là 31,5m tính từ tim đường vào hai bên. Ngày 17/2/2003, UBND quận Thủ Đức tiến hành tổ chức đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất cho người dân ở đây và có thu tiền. Cũng năm này, Tập đoàn JICA của Nhật Bản đến khảo sát để xây dựng dự án đường sắt nội đô (Metro) Bến Thành - Suối Tiên, việc cấp giấy CNQSD đất cho người dân bị ngưng.

Ngày 26/1/2005, UBND TP.HCM ra quyết định số 373/QĐ-UB điều chỉnh quy hoạch lộ giới dự án tuyến đường Xa lộ Hà Nội là 63,5m. Sau đó, ông Trần Công Lý - Chủ tịch UBND quận Thủ Đức gửi công văn số 815/UBND-BQLDA đề nghị UBND TP.HCM cho phép quận thu hồi đất bị chiếm dụng trên hành lang an toàn của tuyến cấp nước nhà máy nước Thủ Đức tại ngã tư Thủ Đức. Trong thông báo số 568/TB-UB của UBND TP.HCM có nội dung về kết luận của ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND TP.HCM tại buổi họp ban chỉ đạo dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên, ở điều 3 đã “chấp thuận UBND quận Thủ Đức lập thủ tục thu hồi, bồi thường phần đất bị chiếm dụng”.

Sau khi thu hồi phần đất thuộc dự án trên mà ranh giới xác định là 63,5m tính từ tim đường, thì UBND quận Thủ Đức thu thêm phần đất nằm ngoài ranh giới của dự án này. Đây là những phần đất hợp pháp của người dân ở ba khu phố 1, 5, 6 phường Linh Trung, Thủ Đức. Ở khu phố 1, tại văn bản số 1399/UBND-QLDA ngày 24/7/2008 do ông Lê Văn Lộc - Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức ký, đã xác định nguồn gốc pháp lý khu đất bị thu hồi tại mũi tàu, ngã tư Thủ Đức thuộc phường Linh Trung, Thủ Đức: “Diện tích nằm trong ranh giới giải tỏa mở rộng lộ giới Xa lộ Hà Nội 63,5m là 8.940m2. Diện tích nằm ngoài ranh giới giải tỏa mở rộng lộ giới xa lộ Hà Nội là 9.940m2 ”. Dù xác định như thế, nhưng khi thu hồi đất, UBND quận Thủ Đức đã thu hồi phần đất nằm trong diện tích 9.940m2, tức là phần đất nằm ngoài ranh giới và không thuộc diện bị thu hồi.

Cụ thể như hộ bà Phan Thị Như Thuần (cư trú 111/19 KP1, phường Linh Trung, Thủ Đức) bị thu hồi 53,9m2. Theo bản đồ hiện trạng vị trí số 95786/ĐĐBĐ-VPTT (T6-39) do Trung tâm đo đạc bản đồ lập ngày 14/12/2011 thì vị trí khu đất

này của bà Thuần nằm trọn thửa 40, tờ bản đồ số 110, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Như vậy, khu đất 53,9m2 của bà Thuần nằm trong diện tích 9.940m2 không thuộc diện bị thu hồi . Thế nhưng, theo bà Thuần phản ánh, thì UBND Thủ Đức đã cung cấp cho bà một bản đồ khác trong đó thể hiện khu đất 53,9m2 của bà nằm trong phần đất bị thu hồi của dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội?

Tương tự như vậy ở khu phố 1 còn có rất nhiều gia đình khác như: bà Phạm Thị Lành, Đỗ Thị Chọn, Phạm Văn Minh, Bùi Thiên Tú Anh, Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Hùng Cường, Lê Huỳnh Yến Vân…bị thu hồi đất nằm ngoài dự án. Và nhiều hộ khác ở khu phố 5 cũng bị thu hồi đất trái luật như thế. Còn ở khu phố 6 là các hộ gia đình ông Bùi Việt, Bùi Quang Lục, Hoàng Xuân Khai, Phạm Văn Tráng, Trần Tiến Chính cùng nhiệu hộ khác bị thu hồi đất nằm ngoài dự án. Ở khu phố 6, có nơi đất bị thu hồi vượt ranh giới tới 70m. Ngoài ra, theo người dân, ở khu phố 6, có trường hợp cán bộ địa phương còn nói nếu người dân nào muốn bán thêm đất sát với phần đất này thì họ cũng được “giải quyết” luôn.

Thế nhưng, tại các văn bản số 134/KH-UBND ra ngày 4/7/2011 của UBND quận Thủ Đức về Kế hoạch chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận Thủ Đức giai đoạn 2011-2015 do ông Lê Văn Lộc - Phó Chủ tịch UBND quận ký, tại mục III Nội dung thực hiện, lại xác định: “Xa lộ Hà Nội: Đang triển khai giải tỏa đền bù theo đúng quy hoạch lộ giới đoạn qua quận Thủ Đức là 63,5m. Phục vụ cho tuyến Metro và tăng năng lực giao thông”.

*Mập mờ, chồng chéo dự án Theo người dân ở khu phố 6 thì việc tính giá

tiền thu hồi đất của họ được áp dụng theo dự án QL1 nhưng đất thu hồi lại thuộc dự án Đại học Quốc gia TP HCM. Tuy nhiên, từ khi có quyết định phê duyệt quy hoạch dự án của Đại học Quốc gia TP HCM từ năm 2003 đến nay, người dân vẫn chưa hề được chính quyền và các bên

liên quan công bố dự án này. Phương án thu hồi, giải tỏa, đền bù của dự án cũng không công bố, nhưng đất vẫn bị thu hồi? Trong quyết định bồi thường cho dân ở khu phố 6 ghi là đền bù cho dự án mở rộng QL1, nhưng đến nay chính quyền quận Thủ Đức vẫn không công bố dự án QL1 cho dân biết. Vì sao có chuyện mập mờ và chồng chéo các dự án như thế?

Ngày 20/8/2003, UBND TP.HCM ra Quyết định 3453/QĐ-UB thu hồi 108,8970 ha đất nằm trong khu vực quy hoạch của Đại học Quốc gia TP.HCM, giao 95,8176 ha đất nằm trong diện tích đất thu hồi để thu hồi, bồi thường và quản lý. Sau đó, UBND TP.HCM giao luôn phần đất chênh lệch là 130.794m2 trong quy hoạch Đại học Quốc gia TP HCM cho UBND quận Thủ Đức quản lý và thực hiện việc bồi thường tái định cư…Người dân đã nhiều lần yêu cầu chính quyền quận Thủ Đức và UBND TP.HCM cung cấp những văn bản của các vấn đề như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên diện tích 130.794m2 do cơ quan nào lập, cơ quan nào thẩm định, ai ký phê duyệt dự án đó, cùng nhiều vấn đề liên quan đến phần đất đó, nhưng UBND quận Thủ Đức trả lời là những vấn đề này vượt quá thẩm quyền của họ; còn đại diện cơ quan chức năng TP.HCM thì trả lời lòng vòng, không thuyết phục.

Việc mập mờ và chồng chéo các dự án ở đây không chỉ diễn ra ở khu phố 6 mà ở khu phố 1, 5 cũng có tình trạng mập mờ, đánh tráo giữa dự án Bến Thành- Suối Tiên và dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội. Ngoài ra còn nhiều vấn đề liên quan khác như việc áp giá đền bù sai gây thiệt hại cho dân…

*Xác định sai nguồn gốc đấtTrao đổi với p/v, người dân cho biết, UBND

quận Thủ Đức cho rằng đất của người dân có nguồn gốc không hợp pháp. Tuy nhiên, người dân bị thu hồi đất khẳng định nguồn gốc đất của họ là hợp pháp và được hình thành từ năm 1975 đến nay. Theo họ, từ năm 1998-2001, khi có chủ trương và triển khai dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, đã có ý kiến đất dọc hai bên Xa lộ Hà Nội là đất lấn chiếm. UBND các quận 2, 9 và Thủ Đức đã mời các cựu Chủ tịch và Bí thư huyện Thủ Đức cũ xác nhận phần đất này. Và họ đã xác nhận là chính quyền đã động viên nhân dân ra khai hoang, làm nhà, không phải dân lấn chiếm đất. Ngoài ra, UBND quận Thủ Đức từng tổ chức đo đạc đất cho dân ở đây và có thu tiền, nhưng chưa cấp giấy tờ thì các dự án triển khai. Đất của họ được đưa vào bản đồ. Theo Luật Đất đai năm 2003 thì họ đủ điều kiện cấp giấy CNQSD đất. Do đó, việc UBND quận Thủ Đức thu hồi đất của họ là thiếu cơ sở pháp lý vì phần đất này vừa nằm ngoài ranh giới, vừa không phải là đất chiếm dụng và bị thu hồi như công văn số 815/UBND-BQLDA của UBND Thủ Đức kiến nghị với cấp trên.

Sau khi người dân khiếu nại việc thu hồi đất ngoài dự án, đại diện UBND quận Thủ Đức cho biết phần đất đó thu hồi để phục vụ cho dự án chỉnh trang đô thị. Thế nhưng, theo người dân, chính quyền Thủ Đức chưa hề công bố dự án nào có tên như thế. Liên tục nhiều năm qua, người dân ở đây gửi đơn khiếu nại lên UBND TP.HCM và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến nay vụ việc này vẫn chưa được giải quyết. Ở đây nhiều gia đình bị giải tỏa trắng, mất hết nhà cửa, phải đi ở trọ. Họ không nhận tiền bồi thường phần đất bị thu trái pháp luật. Người dân bức xúc vì họ bị tước đoạt mất những quyền lợi chính đáng từ khu đất bị thu hồi trái pháp luật. Mong muốn của họ là được chính quyền trả lại phần đất nằm ngoài ranh giới dự án bị thu hồi sai.

Thành phố Hồ Chí Minh: UBND Quận Thủ Đức thu hồi đất trái pháp luật?

Nguyễn Thịnh

Quyết định 3453 của UBND TP HCM

Quyết định 2725 của UBND TP

Người dân khu phố 6 bên phần đất bị thu hồi nằm ngoài lộ giới quy định 63,5m. Cột điện và hàng rào sắt nơi họ đứng

là mốc lộ giới 63,5m.

Page 6: Mekong 112

07Số 112 - Tháng 4/2016 NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Doanh nghiệp FDI đóng góp chính vào tổng thu ngân sách của

tỉnh Vĩnh PhúcĐình Sơn

Ba tháng đầu năm, thu ngân sách toàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 7.383 tỷ đồng, bằng 28,5% so với dự toán. Trong đó, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 79% tổng thu trên địa bàn và chiếm 87,2% tổng thu nội địa.

Để đạt và vượt mục tiêu thu ngân sách 25.585 tỷ đồng trong năm 2016, từ nay đến cuối năm, Vĩnh Phúc cần làm tốt các hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tăng cường quản lý thu, chi ngân sách. Căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực có rủi ro cao; thu hồi nợ đọng thuế, tránh thất thu ngân sách Nhà nước. Đồng thời đôn đốc người nộp thuế nộp sát số thu thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong quý, không để xẩy ra tình trạng nộp dồn vào cuối năm gây ảnh hưởng đến cân đối ngân sách Nhà nước.

Thành phố Bắc Giang:Đẩy nhanh tiến độ dự án Khu đô thị phía Nam

Bùi Cường

Đến thời điểm hiện tại, tiến độ dự án Khu đô thị phía nam Tp. Bắc Giang vẫn đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: Chính sách mới về giá bồi thường thay đổi; một số hộ dân băn khoăn trong việc di dời khu vực phần mộ trong vùng dự án...đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Nhằm tháo gỡ và có những chỉ đạo kịp thời, ngày 25/3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và thành phố Bắc Giang về tiến độ Dự án khu số 1, số 2 Khu đô thị phía Nam, thành phố Bắc Giang và phương án xây dựng Cầu Đồng Sơn.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh khẳng định, Dự án Khu đô thị phía Nam thành phố Bắc Giang là dự án trọng điểm của tỉnh. Việc triển khai dự án nhằm hiện thực hóa chủ trương phát triển đô thị mang tầm nhìn dài hạn, chiến lược phấn đấu đưa thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại I trong tương lai gần. Do đó, các cấp, ngành, đoàn thể

chính trị - xã hội và nhân dân thành phố phải coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu cần tập trung thực hiện. Trong đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, giải thích để nhân dân nắm được chủ trương, ý nghĩa của dự án. Qua đó tạo sự đồng thuận, giải quyết dứt điểm nhanh chóng những vướng mắc, nhất là trong giải phóng mặt bằng.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan chủ động, tập trung huy động nguồn lực tài chính, kịp thời chi trả kinh phí cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án; cần vận dụng cơ chế có lợi nhất cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật. Đối với Dự án xây dựng cầu Đồng Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh cơ bản nhất trí với phương án thiết kế sau điều chỉnh. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích cực phối hợp với nhà thầu bàn phương án cụ thể bảo đảm vừa tiết kiệm chi phí nhưng đồng thời cũng đảm bảo về chất lượng kỹ, mỹ thuật. Cầu Đồng Sơn phải trở thành điểm nhấn của Khu đô thị phía Nam thành phố về kiến trúc, thẩm mỹ.

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình Chủ động - Thẳng thắn đối thoại với Doanh nghiệpĐỗ Bình - Hồng Vân

Với định hướng tăng cường niềm tin của các doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Thái Bình, đồng thời giải quyết những khó khăn để do-anh nghiệp yên tâm mở rộng sản xuất và đầu tư nhiều dự án mới, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ động tiến hành “Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2016”.

Dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, hội nghị đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn.

Về phía lãnh đạo tỉnh, đây là dịp tiếp xúc trực quan để có thể hiểu nhiều hơn những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trên tinh thần cầu tiến và xây dựng, lãnh đạo tỉnh vừa kết hợp tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, chủ trương thu hút đầu tư và tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh trong tỉnh, vừa giải quyết cấp bách những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải để thúc đẩy sản xuất hơn nữa.

Tại hội nghị, đã có 14 doanh nghiệp phát biểu với 32 ý kiến đề nghị tỉnh và các ngành chức năng tiếp tục quan tâm đến giá thuê đất, việc miễn giảm tiền thuê đất, quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu, quy hoạch khu tẩy nhuộm tập trung, cách tính tỷ lệ nước thải

trong khu công nghiệp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, mặt bằng, hạ tầng trong cụm công nghiệp, xây dựng hệ thống thu gom nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm cấp điện ổn định, cơ chế, chính sách đối với các dự án nước sạch, đơn giá nước sạch. Tổng hợp trong năm 2016, UBND tỉnh đã trả lời 84 đề xuất, kiến nghị của các do-anh nghiệp về các lĩnh vực như: Đất đai, môi trường, giao thông vận tải, vay vốn lãi suất ngân hàng, cơ chế, chính sách, điện, thuế, tài chính...

Trong không khí cởi mở, thẳng thắn, chương trình đối thoại có sự chủ động từ cả hai phía: Chính quyền và Doanh nghiệp. Rất nhiều những ý kiến sát đáng, thực tế từ phía doanh nghiệp đã được lãnh đạo tỉnh Thái Bình ghi nhận và hứa giải quyết trong thời gian sớm nhất. Đồng thời trên tình thần thực hiện nghiêm, đúng đường lối của Đảng, Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của người dân Thái Bình, lãnh đạo tỉnh đã có những chỉ đạo cương quyết.

Đơn cử như kiến nghị của Cty cổ phần may Việt Hưng (huyện Đông Hưng), mong muốn mở dải phân cách trên QL10 đoạn phía trước cổng Cty để thuận lợi cho việc ra vào. Trên tiêu chí phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội, UBND tỉnh Thái Bình cho rằng, dải phân cách cứng đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí: số vụ tai nạn; số người chết; số người bị thương. Do vậy, việc doanh nghiệp đề nghị mở dải phân cách là không phù hợp với chủ trương tăng cường bảo đảm trật tự ATGT nên không được chấp thuận. Một kiến nghị khác của Cty TNHH sản xuất kinh doanh sứ Hảo Cảnh (huyện Tiền Hải) cho biết: Nhà máy Mikado - Cty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình chở vật liệu để rơi đất, cát, khi trời mưa thì lấy lội, lúc trời nắng thì bụi bặm làm ảnh hưởng đến giao thông và gây ô nhiễm môi trường. Thay mặt UBND tỉnh, lãnh đạo Sở GTVT đã có chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường xử lý các xe vi phạm quy định về ATGT, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi

phạm theo quy định của pháp luật… Tiếp thu, giải đáp các ý kiến của do-anh nghiệp, lãnh đạo tỉnh, đại diện lãnh đạo các ngành, huyện cam kết sẽ giải quyết những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh trong những năm qua. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời cam kết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan phối hợp cùng doanh nghiệp đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp, trong thời gian sớm nhất…

Có thể nói, “Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2016” - do UBND tỉnh Thái Bình tổ chức đã thành công tốt đẹp. Trong đó, sự chủ động, thẳng thắn từ cả hai phía: Chính quyền và Doanh nghiệp - được toàn thể Hội nghị ghi nhận. Kỳ vọng, tinh thần này sẽ lan tỏa sâu - rộng tới lãnh đạo các cấp, ngành trong toàn tỉnh để tạo động lực lớn lao đưa kinh tế - xã hội Thái Bình phát triển bền vững.

Page 7: Mekong 112

08 Số 112 - Tháng 4/2016GIÁO DỤC

Ngày 20/3 vừa qua, Quận Đoàn 7, Huyện Đoàn Nhà Bè, Huyện Đoàn Cần Giờ và Đoàn Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Đường thủy II, đã phối hợp tổ chức “Ngày hội đồng hành cùng Học sinh trung học phổ thông”, nhằm trang bị hành trang cho các em học sinh trong việc chọn nghề.

Thông qua ngày hội này, Trường CĐN GTVT Đường thủy II đã tổ chức các hoạt động tư vấn giáo dục nghề nghiệp, để chuẩn bị giới thiệu

cho các em học sinh những nền tảng kiến thức, lựa chọn hướng đi trong tương lai, tạo ra cơ hội tốt nhất cho học sinh khi chọn trường, giới thiệu cơ hội việc làm và thu nhập. Từ đây, các em sẽ được trang bị hành trang tư tưởng từ bây giờ để vững bước, tự tin khi chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp với mình.

Khai mạc ngày hội, ông Bùi

Đình Thiện - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Chỉ còn 4 tháng nữa là các em khối 12 bắt đầu tham dự kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp

PTTH và xét tuyển vào ĐH, CĐ. Không những các em phải chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng đã học ở bậc PTTH mà còn phải chuẩn bị thật tốt về mặt thể lực, sức khỏe để làm nền tảng trí lực cho kỳ thi xét tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH, CĐ”.

Hiện nay, CĐN GTVT Đường thủy II, gồm có 12 ngành nghề Bậc cao đẳng, 09 ngành nghề bậc Trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có 5 nghề trọng điểm được miễn giảm đến 70% học phí và đảm bảo 100% việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, nhà trường còn có ký kết với nhiều doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Thực tế, đã có nhiều trường hợp sinh viên được doanh nghiệp tuyển dụng và có lương từ khi đang học năm 02. Trong các ngành đào tạo tại trường, có 01 ngành cấp độ quốc tế (Sửa chữa máy tàu thủy) và 02 ngành nghề cấp độ quốc gia (Khai thác máy tàu thủy; Điều khiển phương tiện thủy nội địa).

Ông Bùi Đình Thiện, Hiệu trường CĐN GTVT Đường thủy II, cho biết: “Cơ hội liên thông đại học rất rộng vì hiện nay các trường ĐH lớn của cả nước đều liên thông với trường CĐN GTVT Đường thủy II. Nếu phụ huynh chọn trường để gửi các em cũng như các em chọn trường

để theo học thì hãy vững tin, yên tâm. Thầy cô giảng dạy tại trường luôn chăm sóc giúp đỡ các em như người thân, như con em của mình”.

Phụ huynh và các em học sinh quan tâm có thể tìm hiểu, nghiên cứu để có được những thông tin chính xác tại website trường http://www.duongthuy.edu.vn hoặc liên hệ đến trường qua số điện thoại (08)37.850.275, sẽ được tư vấn nhiều hơn, để có cơ sở cho việc chọn ngành phù hợp nhất cho mình.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN

TẢI ĐƯỜNG THỦY 2Địa chỉ: 33, Đường Đào

Trí, Khu phố 3, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP. HCM.

ĐT: (08) 3785 0275. Fax: (08) 3785 0280

Trường CĐN GTVT Đường thủy II: Rộng cánh cửa vào đời cho học sinh

Trắc Long - Ngọc Thạnh

Với mục đích lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em học THPT trên khu vực Đông Nam Bộ, ngày 03/04 vừa qua, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Lê Quý Đôn đã tổ chức buổi tư vấn hướng nghiệp, giao lưu với các em học sinh THPT trên khu vực.

Đồng thời, buổi tư vấn cũng cung cấp đến các em những thông tin mới, chính xác và thiết thực nhất, giúp các em hiểu rõ về quy chế tuyển sinh năm nay cũng như để các em có thể định hướng đúng đắn hơn cho tương lai.

Tham gia tư vấn hướng nghiệp ngoài ban Giám hiệu nhà trường còn có lãnh đạo các Bộ, ngành như ông Hà Hữu Phúc (Giám đốc văn phòng Bộ GD và ĐT khu vực phía Nam), bà Nguyễn Hòa Hiệp (Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai), ông Nguyễn Văn Cộng (Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai), ông Vũ Đức Quang (Giám đốc ngân hàng BIDV), đại diện các đơn vị; doanh nghiệp liên kết với trường và đại diện các trường THPT trong khu vực. Ngoài ra, trong thành phần ban tư vấn còn có sự tham gia của chuyên viên tư vấn giáo dục là ông Nguyễn Quốc Cường và diễn giả nổi tiếng Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.

Trong bối cảnh đổi mới, có nhiều thay đổi trong cách thức thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ, việc lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp luôn là nỗi trăn trở, băn khoăn của nhiều em học sinh THPT cũng như các bậc phụ huynh. Do đó, công tác tuyển sinh và định hướng nghề

nghiệp cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm thiết thực, ý nghĩa, nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội. Trong buổi tư vấn này, các em học sinh được nghe các thầy cô giới thiệu về những chuyên ngành đào tạo cũng như tham quan các gian hàng ngành nghề, và được trao đổi chi tiết hơn về ngành nghề mà các em quan tâm. Bên cạnh đó, cơ hội du học nước ngoài, việc làm tại Nhật Bản hay trong nước cũng được nhà trường, ban tư vấn tuyển sinh chia sẻ để các em nắm bắt rõ ràng hơn.

Với sứ mệnh “Luôn luôn phát triển để mang

lại các lợi ích, trải nghiệm tốt nhất cho sinh viên” và mục tiêu “Mở ra những hướng phát triển sự nghiệp thông qua các cơ hội giáo dục”, trường Cao đẳng Lê Quý Đôn đã cung cấp những thông tin kịp thời, góp phần định hướng cho các em trong việc lựa chọn cho mình một hướng đi, một ngành nghề phù hợp. Ngoài ra, các em còn được giải đáp những thắc mắc từ các chuyên gia tư vấn, lãnh đạo trong ngành giáo dục. Do đó, cần khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, hoặc các bộ ngành triển khai các công tác như trên hoặc tương tự để đưa đến các em học sinh những thông tin, định hướng thiết thực, giúp các em có sự lựa chọn đúng đắn. Giảm thiểu tối đa những quyết định lệch hướng, quyết định theo phong trào vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Với các chuyên ngành đào tạo phong phú, đội ngũ giảng viên ưu tú, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với những dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực giáo dục như mở rộng các hình thức liên kết với các đối tác hàng đầu thế giới, trường Cao đẳng Lê Quý Đôn hứa hẹn sẽ là môi trường lí tưởng cho các em học tập và rèn luyện. Học viện sẽ hoàn toàn yên tâm sử dụng những dịch vụ, sản phẩm và lời khuyên của phía nhà trường để thực hiện hóa giấc mơ du học của mình. Hoạt động không những nhằm cung cấp cho các em những thông tin bổ ích mà còn đưa các thông tin về nhà trường đến gần hơn với các em, để các em có thể tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi có quyết định của mình trong việc chọn trường, chọn nghề.

Trường Cao Đẳng Lê Quý Đôn:Tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2016

Trần Yến

Ông Bùi Đình Thiện - Hiệu trưởng trường CĐN GTVT Đường thủy II

Page 8: Mekong 112

09Số 112 - Tháng 4/2016 Y TẾ - SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người nhưng Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh đã khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ nhờ có những bác sĩ yêu nghề, tận tụy với công việc như bác sĩ Lê Viết Hùng.

Tốt nghiệp Đại học Thái Bình năm 1998 bác sĩ Lê Viết Hùng về công tác tại Khoa ngoại Bệnh viện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Năm 2004, anh tiếp tục học chuyên khoa 1 Đại học Y Hà Nội rồi trở về làm việc tại bệnh viện. Thời gian này, bệnh viện rất thiếu nhân lực, một mình anh phải triển khai nhiều công việc như: mổ ruột thừa, mổ cắt tử cung, mổ kết hợp xương do gãy chấn thương…Do thiếu nhân lực nên ngoài chuyên ngành ngoại, bác sĩ Hùng phải làm thêm các chuyên ngành khác và chuyên sâu hơn.

Năm 2011, anh tiếp tục đi học phẫu thuật nội soi. Nhờ dự án Bắc Trung Bộ, bệnh viện được tiếp nhận máy mổ nội soi, đèn mổ, máy gây mê…cùng sự giúp đỡ của các chuyên gia phẫu thuật ghép tay và mổ nội soi Vương Quốc Bỉ, các bác sĩ đầu ngành trong nước về công tác tại Hà Tĩnh để chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi. Năm 2014, bệnh viện được chuyển giao máy mổ nội soi, vận hành chính là bác sĩ Hùng nên gần như số ca phẫu thuật trong năm chủ yếu chỉ có anh làm. Năm 2014, tổng số ca phẫu thuật là 614 bệnh nhân, trong đó phẫu thuật viêm ruột thừa là 72 bệnh nhân; Năm 2015, tổng số ca phẫu thuật là 790, trong đó phẫu thuật nội soi là 161 bệnh nhân, mổ nội soi viêm ruột thừa là 140, mổ cắt

túi mật do sỏi 16 bệnh nhân, khâu lỗ thủng dạ dày 05 bệnh nhân, phẫu thuật trĩ từ năm 2014-2015 theo phương pháp Longo là 76 bệnh nhân.

Chính vì thiếu nhân lực nên bác sĩ Hùng trực tiếp tham gia khám ngoại khoa 5 buổi/tuần, bên cạnh công tác chuyên môn giỏi, nhiệt tình, anh còn làm Chủ tịch Công đoàn từ 2011 đến nay. Anh là người khởi xướng chương trình “Nồi cháo tình thương”, do kinh phí có hạn nên tuần 2 buổi những bệnh nhân khó khăn được phục vụ ăn miễn phí. Dự kiến từ 24/3/2016 sẽ triển khai cấp cháo từ thiện cho cho bệnh nhân có nhu cầu ăn tại sảnh khu nhà Nội. Trao đổi với chúng tôi về định hướng của anh trong thời gian tới, bác sĩ Hùng bộc bạch: “Thời gian tới tiếp tục triển khai phẫu thuật nội soi như tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng, cắt tử cung nội soi…và ngoại, chấn thương như mổ kết hợp xương đùi, đóng đinh nội tủy xương cẳng chân có chốt…”. Ghi nhận những đóng góp tích cực của anh, từ năm 2011-2015 anh đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Năm 2014, anh được UBND tỉnh tặng Bằng khen và Bằng khen của LĐLĐ tỉnh năm 2015 về điển hình tiên tiến ngành Y tế Hà Tĩnh.

Làm việc với p/v, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân - Hà Thanh Sơn cho biết: “Hiện cơ sở vật chất bệnh viện xuống cấp, diện tích không đủ để thành lập khoa mới, một số khoa không đủ diện tích để hoạt động, đội ngũ bác sĩ còn thiếu 6 người, hiện quy mô giường bệnh được giao là 100 giường, với giường thực kê là 140-150 giường. Bệnh viện đánh giá rất cao những việc làm của bác sĩ Hùng, mong muốn có nhiều hơn bác sĩ tâm huyết như anh. Qua đây bệnh viện rất mong được sự quan tâm của các cấp, các ngành để đơn vị tiếp tục được đầu tư các hạng mục còn thiếu để phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân”.

Người Bác Sĩ Tận Tụy Với Công ViệcMinh Quang-Hoàng Ninh

Những vẻ đẹp tiềm ẩn đầy nguy cơ… của thực phẩm Thanh Vũ

Món ăn càng bắt mắt, hấp dẫn, càng thu hút được nhiều người mua. Nắm được xu hướng này của người tiêu dùng, nhiều cơ sở kinh doanh đã sử dụng nhiều loại hóa chất để biến thực phẩm xấu trở thành thực phẩm vô cùng tươi ngon và bắt mắt, kích thích người tiêu dùng.

Đối với nhiều cơ sở kinh doanh, việc biến hóa thịt ươn, bún phở, cá biển... trở nên đẹp đẽ, bắt mắt không hề khó khăn. Chỉ bằng vài thao tác đơn giản như cho thực phẩm ngâm qua hàn the, phoocmon, hóa chất... thực phẩm “xấu” sẽ trở thành vô cùng tươi ngon. Bên cạnh đó, nhằm thu hút người tiêu dùng, với “công nghệ hóa màu” hiện nay, rất nhiều người sản xuất, buôn bán đã dùng hóa chất, thậm chí là chất độc để làm cho rau trái trông tươi ngon hơn. Thế nên, không ít loại trái cây, rau củ mà hễ càng đẹp thì càng độc.

Đơn cử như loại quít nhập ngoại có vỏ vàng bóng không tì vết, lá xanh tươi như vừa cắt trên cành

xuống, khiến không ít người mua về. Nhưng đến khi ăn mới thấy bên trong vỏ quít đã bị mốc xanh. Các loại trái táo, lê, hồng, đào tiên… nhập ngoại không rõ nguồn gốc, tuy bên ngoài luôn mang vẻ no tròn, căng

bóng, màu sắc rực rỡ, nhưng bên trong ruột đã biến chất. Đây cũng là các loại trái dường như “không có hạn sử dụng” bởi đã được tẩm hóa chất, khiến cho dẫu để hàng tháng vẫn không bị hỏng.

Không chỉ vậy, có nhiều loại trái cây bị người bán dùng các loại hóa chất để ép chín sớm, dậy màu vàng (như mít, sầu riêng, chuối già…) khiến cho người tiêu dùng mua về không thể ăn hoặc ăn phải chất cực kỳ độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với các loại rau củ, để có được màu xanh bóng, không bị sâu “vẽ bùa” trên lá hoặc củ, trái, không ít người còn phun hóa chất ngay trên đường từ vườn ruộng ra chợ, bất chấp thời gian cách ly phun xịt thuốc theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

Một thực phẩm khác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ “chết người” vì những người chế biến muôn tăng vẻ đẹp cho nó. Đó là bún. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội, thì tinopal là một chất dùng trong công nghiệp thường được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người vì lợi nhuận kinh tế đã cho ti-nopal vào bún để làm tăng vẻ đẹp bề ngoài, đẹp mã thu hút khách. Tuy nhiên, thực tế chất này rất nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.

Với việc trang bị những “vẻ đẹp nguy hiểm” này cho thực phẩm, rau củ, trái cây…, người tiêu dùng hiện nay thực sự không thể đủ “thông minh” để phân biệt và né tránh. Vấn đề cần đặt ra là ngành chức năng cần quản lý cho được từ vườn ra đến chợ, để bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời cũng là để trả lại những vẻ đẹp tự nhiên cho thực phẩm, món ăn…

Bắc Giang: Nâng cao hiệu quả công tác An toàn vệ sinh thực phẩm Bùi Cường

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm tại một số doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu tới dư luận. Đây cũng là thực trạng khá phổ biến của khắp các địa phương cả nước trong thời gian qua. Có thể nói câu chuyện về VSATTP đang là chủ đề nóng của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hộ gia đình.

Bắc Giang là một trong những địa phương đã có những chỉ đạo nhanh, kịp thời, quyết liệt và khá hiệu quả về công tác đảm bảo VSATTP, điều này đã tạo nên những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao, cải thiện và đảm bảo sức khỏe của người dân.

Tại buổi làm việc với Sở Y tế ngày 26/3, đồng chí Lê Ánh Dương

- Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng Tổ công tác liên ngành về ATTP; đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố phụ trách lĩnh vực ATTP đã nghe báo cáo của Giám đốc Sở Y tế Ong Thế Viên cho rằng: Nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ATTP ban hành chậm, khó khăn trong tổ chức thực hiện tại các cấp. Một số văn bản quy định về quản lý điều kiện ATTP đối với cơ sở thực phẩm chưa thực sự chặt chẽ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bếp ăn tập thể mới đi vào hoạt động chỉ cần cam kết đảm bảo ATTP mà không cần thẩm định, đánh giá điều kiện ATTP của các cơ quan chức năng; người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm không phải tập huấn mà chỉ cần tham gia kiểm tra, đánh giá kiến thức về ATTP. Toàn tỉnh có 132 chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn

về ATTP chỉ chiếm 8,7%; hầu hết các chợ là hình thức buôn bán tập trung, không quy hoạch gian hàng đảm bảo ATTP theo quy định. Giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật; trong đó đa số xảy ra ở bếp ăn tập thể, tiệc cỗ.

Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương nhấn mạnh: Xu hướng mất ATTP diễn ra ngày càng phức tạp, ở tất cả các khâu, tính chất ngày càng tinh vi, nguy hiểm; nhận thức của người dân về thực phẩm còn hạn chế; công tác quản lý Nhà nước về ATTP còn lỏng lẻo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, các cấp, các ngành cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp: Kiện toàn, củng cố bộ máy làm công tác ATTP ở các cấp, các ngành, đồng thời phải xây dựng kế hoạch hành

động ở các tổ, đội liên ngành liên quan đến ATTP trước ngày 31/3. Đẩy mạnh công tác truyền thông làm chuyển biến nhận thức của người dân; Thông báo công khai các địa chỉ sản xuất chế biến thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn.

Xác định đưa công tác ATVSTP là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016, bên cạnh việc nâng cao công tác tuyên truyền, tỉnh cũng sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm ATTP trọng điểm là các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, kho bảo quản thức ăn, chợ, bếp ăn công nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra giám sát đầu vào tại các chợ đầu mối... Ngoài ra, các cấp phải duy trì chế độ báo cáo kịp thời các vụ việc xảy ra; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm.

Page 9: Mekong 112

10 Số 112 - Tháng 4/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Đến Thiệu Đô bây giờ, ai cũng nhận thấy được sự đổi thay hàng ngày của một xã nằm ven bờ sông Chu thơ mộng. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, những con đường được nhựa, bê tông hóa sạch sẽ chạy khắp quanh làng. Từ lâu, Thiệu Đô đã nổi tiếng là một vùng đất trù phú, sầm uất, kinh tế phát triển, đặc biệt nổi tiếng bởi làng nghề ươm tơ dệt nhiễu có từ xa xưa. Hiện làng nghề ươm tơ dệt nhiễu đang phát huy hiệu quả rất tốt, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định đầu tư xây dựng nhằm khôi phục làng nghề truyền thống với kinh phí trên 20 tỷ đồng.

Với truyền thống hiếu học từ bao đời, từ đây nhiều con em địa phương đi ra giữ nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành…Tự hào về vùng đất vốn giàu truyền thống, các thế hệ con, cháu hôm nay luôn cố gắng phấn đấu gìn giữ, phát triển, để rồi đạt được những thành quả rất đáng tự hào: Xã 2 lần đón nhận đơn vị Anh hùng: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Tháng 3/2016, xã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba, xã đạt chuẩn NTM. Hướng tới năm 2017, Thiệu Đô phấn đấu đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì; Trong 5 năm tới xã phấn đấu là xã kiểu mẫu.

Dẫn chúng tôi đi trên những con đường làng, ngõ xóm sạch đẹp được bê tông hóa từ lâu, Bí thư Đảng ủy xã đã trao đổi những kinh nghiệm quý

báu trong quá trình XDNTM: “Để làm được trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, nhân dân nâng cao nhận thức đoàn kết. Đồng thời phải thực hiện tốt việc phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, nêu cao vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, Đảng viên, gây dựng niềm tin trong nhân dân. Tất cả mọi công trình kêu gọi đóng góp phải công khai, minh bạch. Đến nay không có một đơn thư kiện cáo, khiếu nại nào liên quan đến cán bộ trong việc xây dựng NTM”.

Trong chương trình XDNTM, xã Thiệu Đô tuy không nằm trong danh sách 117 xã điểm về đích trước năm 2015 của tỉnh Thanh Hóa, nhưng nhờ sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, sau 4 năm xã huy động được tổng nguồn vốn đầu tư gần 190 tỷ đồng. Việc huy động nhân dân tham gia đóng góp được thực

hiên dân chủ, minh bạch. Cụ thể, sau khi thống nhất trong chi bộ, ban công tác mặt trận thôn đã tổ chức họp dân, thống nhất các nội dung thực hiện và mức đóng góp, miễn giảm cho các đối tượng khó khăn. Do đó nhân dân trong thôn rất nhiệt tình tham gia XDNTM. Đến nay, các hạng mục công trình như đường, điện, nước sinh hoạt, nhà văn hóa thôn... đều đã hoàn thành 100%. Cách đây hàng chục năm, Thiệu Đô là một trong những xã có hệ thống kiên cố hóa kênh mương nội đồng và đường bê tông hóa đầu tiên của tỉnh, hiện nay tiếp tục được sữa chữa nâng cấp phục vụ tốt cho việc phát triển sản xuất của địa phương.

Trao đổi với p/v, Chủ tịch UBND xã Lê Thế Ký phấn khởi nói: “Đạt được những kết quả đó trước hết phải thực hiện nghiêm quy chế dân chủ trong cấp ủy, hệ thống chính trị đến toàn dân. Phát huy quy chế dân chủ, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, từ đó người dân đồng tình tham gia hiến đất làm đường giao thông, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng các công trình phúc lợi…và trong 5 năm XDNTM, xã không phải giải quyết một đơn thư thắc mắc nào”. Năm 2011, thu nhập bình quân tại xã đạt hơn 15 triệu đồng/người/năm, thì đến nay đã đạt trên 26 triệu đồng/người/năm. Tháng 3/2016, Thiệu Đô vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba, và được cấp bằng công nhận đạt chuẩn NTM. Đời sống người dân ngày càng nâng cao và quan trọng hơn là người dân hài lòng với kết quả XDNTM đã mang lại.

Nông Thôn Mới ở xã 2 lần anh hùng Minh Quang-Mai Hoa

Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 34 dân tộc, với dân số hơn 1,3 triệu người, trong đó dân số miền núi gần 962.000 người (chiếm 74% dân số toàn tỉnh), riêng dân tộc thiểu số chiếm 16% dân số toàn tỉnh. Với chủ trương và những chương trình của Chính Phủ dành cho đồng bào dân tộc, từ năm 2009 đến nay, tổng nguồn vốn đầu tư cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt gần 800 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và duy tu sau đầu tư hơn 600 tỷ đồng để xây dựng và duy tu 1.833 công trình về điện, giao thông, thủy lợi, trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa khu dân cư, chợ nông thôn, trung tâm cụm xã miền núi...

Các công trình đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, kịp thời phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số vùng núi, đặc biệt khó khăn. Thực hiện chính sách hỗ trợ di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2009 đến nay, tỉnh Phú Thọ đã phân bổ nguồn vốn đầu tư trên 46 tỷ đồng thực hiện 7 dự án định canh định cư tại hai huyện: Tân Sơn và Yên Lập, trong đó huyện Tân Sơn 3 dự án; huyện Yên Lập 4 dự án. Đến nay đã thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành 2 dự án (dự án khu Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn và dự án khu Đồng Măng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập), ổn định nơi ở cho 108 hộ đồng bào dân

tộc thiểu số. Hiện nay, tiếp tục thực hiện 5 dự án định canh định cư tại khác cùng với 7 công trình nước sạch cho các huyện miền núi trong tỉnh bằng nguồn vốn viện trợ nước ngoài.

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất được đầu tư hơn 87 tỷ đồng, tiến hành hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư thiết yếu cho đồng bào. Hỗ trợ xây dựng các mô hình và mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến cho đồng bào các xã miền núi, vùng cao đặc biệt khó khăn. Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã mở gần 300 lớp tập huấn với hơn 12 ngàn người tham gia, góp phần nâng cao kỹ năng, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các xã, thôn, bản và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật cho người dân. Cùng các chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Từ năm học 2010-2011 đến nay, đã có hơn 327 ngàn lượt học sinh được miễn giảm các khoản đóng góp, cấp sách vở, dụng cụ học tập. Hơn 3.000 học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở khi đi học và từ năm học 2013-2014, hơn 2.700 học sinh được hỗ trợ gạo. Nhờ đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc và miền núi có nhiều chuyển

biến tích cực, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, nhà công vụ, nhà ở giáo viên được quan tâm. 100% các xã vùng dân tộc miền núi có ít nhất 1 trường mẫu giáo hoặc trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở hoặc có lớp trung học cơ sở, tất cả các xã ĐBKK đều có các lớp cắm bản để học sinh đi học được thuận tiện. Các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số như: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, mỗi huyện có ít nhất 2 trường trung học phổ thông công lập. Toàn tỉnh có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 4 trường ở cấp huyện và 1 trường ở tỉnh; 100% các xã, thị trấn miền núi có trung tâm học tập cộng đồng.

Nhờ thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với xóa đói, giảm nghèo, đời sống đồng bào các dân tộc miền núi ngày càng được cải thiện và nâng cao, kết cấu hạ tầng nông thôn miền núi được tăng cường. Cơ bản không còn tình trạng đói lưu niên ở vùng cao; mức giảm tỷ lệ nghèo bình quân từ 4%/năm; chấm dứt được tình trạng di cư tự do. Hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 7,89%, trên 90% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điện, nước sinh hoạt. Cơ bản xoá bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát, 100% số xã có đường ô tô đi được bốn mùa, 100% thôn, bản có đường giao thông nông thôn.

Tỉnh Phú Thọ:Xoá đói, giảm nghèo - Phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc

Ly Sơn

Page 10: Mekong 112

11Số 112 - Tháng 4/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Đến thị trấn Yên Mỹ - huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), hỏi thăm nhà anh Đỗ Văn Chuyên hầu như ai cũng biết. Tiếng lành đồn xa về sản phẩm “lợn ăn thảo dược nhà ông Chuyên” được người dân trong vùng tin dùng. Không dừng lại ở đó, mô hình nuôi lợn sạch bằng thảo dược của anh Chuyên đang được nhiều hộ gia đình học hỏi, nhân rộng.

Nông dân Đỗ Văn Chuyên trong trang trại của mình

*Người nông dân giỏi đi lên từ Người nông dân nghèo

Nông dân Đỗ Văn Chuyên được nhiều người biết đến như một tấm gương điển hình của sự cần cù thoát nghèo vượt khó ở Yên Mỹ - Hưng Yên. Sau hơn 30 năm tự lập và gắn bó với nghề chăn nuôi, trồng trọt với nhiều thăng trầm, anh đã có được cho mình một nền tảng nhất định để xây dựng những dự định lớn trong tương lai.

Nhìn cơ ngơi hiện tại, ít ai biết được những sóng gió mà anh Chuyên đã trải qua. Từ bàn tay trắng lập nghiệp, xây dựng trang trại chăn nuôi cho đến lúc có chút thành quả khi trang trại của anh được Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại cấp tỉnh…Tưởng chừng

như trời phú cho người cần lao, thì bất chừng, năm 2008, hai vợ chồng anh gặp tai nạn trong lúc đi bán hàng khiến cả hai bị gãy chân. Cơ ngơi hàng mẫu chuối, cam, bưởi, quất và gần 40 con lợn nái, khoảng 500 con lợn choai và lợn thịt - tưởng chừng sẽ là năm bội thu, trả được nợ nần và đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất - bỗng chốc không người chăm lo. Đến lúc cơ thể phục hồi, sẵn sàng sản xuất thì dịch tai xanh lại ùa đến làm 2/3 đàn lợn của anh bị bệnh. Đã khó khăn giờ lại trở nên khốn đốn khiến vợ anh Chuyên suy sụp tinh thần một thời gian.

Động viên tinh thần gia đình, vợ chồng anh Chuyên tiếp tục sản xuất kinh doanh, từng bước khắc phục thiệt hại. Thời gian này, trên các phương tiện thông tin đại chúng le lói thông tin những mô hình chăn nuôi, trồng trọt hay. Anh Chuyên đã mày mò tìm đến các địa chỉ mà anh đọc trên mạng, xem trên báo đài để học hỏi. Anh nhận thấy một điều, nếu tiếp lạm dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt, giò chả cũng như phải dùng nhiều thuốc kháng sinh cho con lợn hơn, như vậy đến việc nhà mình dùng để ăn uống hàng ngày cũng không ổn. Tiếp cận với mô hình nuôi lợn bằng thảo dược, anh Chuyên thấy cũng có nhiều cái khó. Đơn cử như thời gian xuất chuồng, nếu dùng kết hợp thức ăn đơn thuần từ cám, gạo, ngô thì con lợn sẽ sinh trưởng phát triển chậm, có thể kéo dài từ 7-8 tháng mới đạt trọng lượng để giết mổ. Tuy nhiên, phương pháp chăn nuôi này sẽ làm con lợn khỏe mạnh, thịt và giò chả chất lượng vì một số loại thảo dược có

tác dụng tiêu viêm, giải độc, phòng, trị bệnh và cung cấp chất sơ rất tốt. Thêm nữa, con lợn được nuôi bằng thảo dược ít bị bệnh, chất lượng thịt tốt và đạt giá bán cao hơn so với chăn nuôi bằng cám thông thường. Lúc đó anh Chuyên nghĩ: Có lẽ đây sẽ là hướng đi mới và đúng đắn trong lĩnh vực chăn nuôi. Anh quyết định về áp dụng cho mô hình của mình từ đó đến giờ. Ở tỉnh Hưng Yên, anh Chuyên là người tiên phong áp dụng mô hình độc đáo này.

*Thành quả từ thay đổi cách nghĩ, cách làmDẫn chúng tôi tham quan trang

trại, anh Chuyên cho biết, nuôi lợn bằng thảo dược đã khó, nhưng để tạo ra được sản phẩm “sạch”, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều không phải ai cũng làm được. Ngoài việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại liên tục, thì việc cho lợn ăn gì là điều cốt yếu quan trọng. Ngoài hạt ngũ cốc, củ quả, thì anh Chuyên còn bổ sung các loại cây thảo dược, thuốc nam, thuốc bắc để tạo sức đề kháng và phòng chống dịch bệnh cho lợn. Giống lợn anh Chuyên nhập được lựa chọn kỹ lưỡng, có sức đề kháng cao, cùng với nguồn thức ăn sạch từ thảo dược nên lợn anh nuôi luôn khỏe mạnh và chất lượng thịt tốt. Sản phẩm từ lợn của anh được khách hàng khắp nơi ưa chuộng và đặt hàng, mỗi năm cho thu nhập ổn định, tạo điều kiện việc làm thường xuyên cho 6 lao động. Hiện nay, anh Chuyên không chỉ cung cấp thịt, giò, chả cho người tiêu dùng, nhà hàng ở Hưng Yên, mà còn cung cấp cho nhiều khách hàng ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh. Theo anh Chuyên thì sản phẩm của anh

hiện nay không đủ để cung cấp cho yêu cầu của khách hàng.

Chia sẻ về kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, anh Chuyên cho biết: “Tôi có kế hoạch sẽ bao tiêu sản phẩm cho những người có mô hình chăn nuôi giống mình ngay tại địa phương. Sắp tới gia đình sẽ mở một số của hàng bán trực tiếp sản phẩm thịt, giò, chả mang thương hiệu Đỗ Văn Chuyên. Trong tương lai tôi sẽ nuôi thêm một số loại cá thịt chất lượng để tận dụng ao và trồng một số cây dược liệu để sử dụng tối đa những khoảng đất trống còn lại. Tôi hy vọng các cấp, các ngành và người tiêu dùng ủng hộ cho mô hình sản xuất, kinh doanh của gia đình tôi”.

Năm 2015, anh Chuyên được đầu tư xây mới khu giết mổ đóng gói. Mô hình của anh được Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Gia đình anh đang chờ tỉnh Hưng Yên cấp phép thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm từ thịt lợn mang tên Đỗ Văn Chuyên.

Nông dân Đỗ Văn Chuyên được BCH Hội nông dân tỉnh Hưng Yên chứng nhận là hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh; Được Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch UBND huyện Yên Mỹ tặng Giấy khen, Bằng khen. Anh vinh dự được dự Đại hội thi đua yêu nước cấp tỉnh và toàn quốc năm 2015.

Nuôi lợn bằng thảo dược - Hướng đi mới cho “Thực Phẩm Sạch”Phùng Nguyện

Thêm 2 Huyện, 1 Thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới

Hoàng Nam - Ngàn Thương

Theo thông tin từ VPĐPNTM TW, tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Huyện/Thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới cho 2 huyện và 1 thị xã. Gồm có: Huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ), huyện Phú Ninh và TX. Điện Bàn (T.Quảng Nam).

Huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) có 5/6 xã đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người đạt 34,7 triệu/người/năm (tăng 14,2 triệu/người/năn so với 2011, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,36%). Kết quả đạt được là do huyện đã tập trung phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái, đặc biệt là các loại cây tiêu thụ tốt trên thị trường và hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung…

Ngay quý I, Quảng Nam đã vinh dự được công nhận 02 huyện đạt chuẩn NTM, gồm TX Điện Bàn và huyện Phú Ninh. Với 10/13 xã đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân 26 triệu/người/năm cùng những đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tăng cường chuyên canh và liên kết hộ… là những điểm nổi bật trong XDNTM của Thị xã Điện Bàn. Riêng đối với huyện Phú Ninh, đạt chuẩn NTM là ghi nhận lớn lao dành cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng bộ - Nhân dân khi bắt tay vào XDNTM trong điều kiện xuất phát điểm rất thấp, huyện mới thành lập, non trẻ… (Báo Thời báo Mekong đã phản ánh tại bài viết số 102/2016 - PV).

Như vậy, tính đến đầu tháng 4/2016, toàn quốc đã có 20 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM trên toàn quốc.

sự góp sức từ các nguồn lực của các tổ chức quốc tế đã và sẽ như thế nào?

- Cục trưởng - CVP Nguyễn Minh Tiến: Với mục tiêu lớn hơn, khó khăn hơn so với giai đoạn 2010-2015, nhu cầu vốn của chương trình rất lớn. Theo tinh thần nghị quyết 100/2015/QH13, Quốc hội sẽ dành 63.155 tỷ đồng ngân sách TW /tổng số 193.155 tỷ ngân sách Nhà nước (tăng gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2010-2015, 130.000 tỷ cân đối từ địa phương).

Giai đoạn 2016-2020 cũng sẽ tập trung khắc phục quan điểm “hảo tâm” trong đóng góp XD NTM. Thu hút nguồn vốn đầu tư từ Doanh nghiệp nhằm phát triển các chuỗi liên kết là đầu tư XD NTM bền vững. VPĐP NTM sẽ tham mưu với BCĐ để ra được hệ thống văn bản thống nhất, phối hợp với các địa phương nhằm tạo môi trường đầu tư, cơ chế - thủ tục thuận lợi, quy hoạch vùng tập trung cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quả vào SXNN, góp phần hình thành các chuỗi giá trị hàng hóa NN đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ nâng cao thu nhập cho người dân,… Từ đó, đóng góp quan trọng vào XD NTM. Việc các tập đoàn lớn đầu tư mạnh vào NN trong thời gian gần đây là minh chứng cụ thể nhất cho định hướng này.

Đối với quan hệ hợp tác Quốc tế, để huy động tốt nguồn lực ngoài nước, nhất là từ các tổ chức Quốc tế, điều quan trọng chúng ta phải chứng minh được cho họ thấy hiệu quả

sử dụng vốn và tính minh bạch trong đầu tư. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có được 3 tổ chức tài chính quốc tế (ADB, WB, IFAD) đồng thuận đầu tư vào NTM theo hình thức xem xét cung cấp vốn vay ưu đãi là chủ yếu. Điều này cho thấy: Bước đầu khẳng định hiệu ứng thương hiệu “Nông thôn mới” Việt Nam trên trường Quốc tế. Đồng thời qua đó, hợp nhất nguồn vốn vay quốc tế trên toàn quốc: TW chủ động cân đối ngân sách, tránh tình trạng các tỉnh/thành phố bằng những“con đường” khác nhau tự huy động trong khi Chính phủ vẫn phải trả nợ. Đây cũng là vấn đề mà chương trình hướng tới trong giai đoạn này.

*Một chút chia sẻ cá nhân, Ông có thể chia sẻ cảm nghĩ - Mục tiêu của mình khi đảm nhận cương vị “Cánh chim đầu đàn” đầy áp lực trong hệ thống VPĐP các cấp của CT MTQG?

- Cục trưởng - CVP Nguyễn Minh Tiến (vui vẻ): Cá nhân tôi đã có 16 năm gắn với mục tiêu “Phát triển nông thôn”, đã qua các vị trí công tác từ Vụ Chính sách đến gần đây nhất là Văn phòng ĐP XD NTM, tôi cũng như anh em cơ quan luôn tâm niệm theo lời nhắn nhủ của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Hầu hết các đồng chí (thành viên BCĐ, VPĐP Trung ương - PV) đều xuất phát từ các vùng nông thôn” nên có may mắn và hạnh phúc được mà dành hết tâm huyết - trí lực vì mục tiêu của chương trình.

Được Đảng - Nhà nước, BCĐ CT MTQG XD NTM… tin tưởng giao trọng trách đứng đầu

Tiếp theo trang 24

Page 11: Mekong 112

12 Số 112 - Tháng 4/2016

Theo kế hoạch của UBND Tp. Hưng Yên đã thông qua ngày 10/3/2016, Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm nay sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 12 - 14/4/2016 (tức ngày 6 - 8/3 Âm lịch). Lễ hội sẽ được tổ chức công phu và hoành tráng hơn các năm trước với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, khơi dậy nét văn hóa truyền thống, nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc của vùng Đồng bằng Bắc Bộ gắn liền với quần thể di tích Phố Hiến (gồm 16 di tích hợp thành có kiến trúc đặc trưng thời Lê: chùa Chuông, đền Mẫu, Văn Miếu Xích Đằng...) đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đêm khai mạc 12/4 mở đầu với lễ dâng hương tại Đền Trần. Tại Đền Mẫu, các hoạt động tế lễ, rước kiệu, múa rồng được tổ chức nhằm khôi phục các

giá trị truyền thống và hoạt động sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng. Phần hội với nhiều hoạt động như kéo co, cầu kiều, văn hóa ẩm thực, chọi gà, cờ người, thả đèn hoa đăng, thả diều sáo, trưng bày cổ vật, sinh vật cảnh, trưng bày ảnh…; cùng với đó là các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp, văn nghệ quần chúng và một số trò chơi dân gian.

Tự hào với danh xưng “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2016 sẽ hứa hẹn cho du khách những ngày hội hè hấp dẫn, đầy ấn tượng!

DU LỊCH VIỆT NAM - NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI

Điện ảnh là một công cụ quảng bá du lịch vô cùng hiệu quả, nó có những đóng góp quan trọng cho việc tăng trưởng du lịch.Với những thế mạnh lịch sử, văn hóa, cảnh đẹp đa dạng như ở Việt Nam, chỉ cần du lịch và điện ảnh có cái “bắt tay” chặt hơn, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch.

*Du lịch hưởng lợi “ké”Thực tế đã chứng minh, nhờ

điện ảnh mà nhiều điểm đến trên thế giới đã trở nên nổi tiếng hơn, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan hơn. Theo một số hướng dẫn viên du lịch các tour Việt Nam - Cam-puchia, Việt Nam - Thái Lan, thì lượng khách đi du lịch các nước này tăng vọt sau khi các bộ phim như: “Bí mật ngôi mộ cổ” quay ở Angkor Wat (Campuchia), “Điệp viên 007” ở Phuket (Thái Lan)…phát sóng.

Tại Việt Nam, sau thành công của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ, nhiều bạn trẻ đã đổ xô về Phú Yên để tận mắt chứng kiến cảnh thực được dựng lên trong bộ phim này. Du lịch Phú Yên cũng nhờ thế mà tăng lượng khách lên gấp nhiều lần. Một điển hình khác là bộ phim bom tấn của Mỹ “Pan và vùng đất Never-land”, dù chỉ mới có một đoạn quảng cáo ngắn của bộ phim, song nhiều người đã sững sờ trước vẻ đẹp của Hang Én, Vịnh Hạ Long, Tràng An xuất hiên trong phim và háo hức chờ cơ hội đặt tour đến thăm thú những vùng đất này.

Điều này cho thấy hiệu ứng của các bộ phim điện ảnh nổi tiếng lấy hậu trường là những điểm du lịch đẹp, đặc sắc đã đem lại thành công ngoài mong đợi không chỉ cho các nhà làm phim mà còn là của ngành du lịch ở các nước đó. Tuy nhiên, đáng tiếc là với Vịnh Hạ Long, sau bộ phim “Indochine”, hầu như chưa có một sản phẩm điện ảnh nào có tầm cỡ khác nữa chọn quay tại đây. Nếu làm một phép so sánh Vịnh Hạ Long với đảo Jeju của Hàn Quốc (cũng là một kỳ quan thiên nhiên của thế giới), thì ở một góc độ nào đó, Vịnh Hạ Long còn vượt trội hơn về cảnh quan so với điểm du lịch nổi tiếng xứ “Kim Chi”. Thế nhưng, công tác quảng bá qua điện ảnh ở hai điểm du lịch này lại là khoảng cách rất xa nhau... Nói cách khác, Hàn Quốc là một quốc gia đã và đang làm rất tốt công tác quảng bá văn hoá, du lịch thông qua các tác phẩm điện ảnh, nhất là phim truyền hình..., còn chúng ta thì chưa.

Ở nước ta, các địa danh như Bến Nhà Rồng, khu phố người Hoa, Nhà

thờ Đức Bà…ở TPHCM từng xuất hiện trong bộ phim “Người tình” của điện ảnh Pháp. Nhà hát TPH-CM, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội…cũng từng được chọn làm bối cảnh chính trong phim “Người Mỹ trầm lặng” của điện ảnh Mỹ. Tuy nhiên, khi du khách nước ngoài sang Việt Nam, phần lớn họ phải tự mày mò tìm đến những địa danh nói trên do không hề có sự chỉ dẫn hay quảng bá thông tin liên quan từ ngành du lịch. Nếu chú ý làm những tấm panô có hình diễn viên, tên bộ phim ngay tại điểm từng được dùng làm bối cảnh phim, thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều

*Sự tương hỗ nhịp nhàngĐánh giá về điều này, đạo diễn

Nguyễn Hữu Phần cho rằng: “Giữa điện ảnh và ngành du lịch tạo ra mối quan hệ tương hỗ và sự kết hợp với nhau một cách tự nhiên. Điều này giúp cho cả hai ngành cùng đạt được hiệu quả thiết thực về nghệ thuật cũng như kinh doanh của mỗi ngành. Tác phẩm điện ảnh có khả năng tiếp cận với đông đảo khán giả trong và ngoài nước, những hình ảnh đẹp của bộ phim được ghi hình từ những không gian đẹp, phù hợp, sẽ tạo ra cảm xúc, gây ấn tượng, kích thích đông đảo khán giả muốn khám phá qua du lịch. Điện ảnh là cầu nối đưa du khách đến với những khung cảnh, sinh hoạt, đời sống ở những nơi mà họ nhìn thấy trên phim”.

Frederick Ferrer, một nhà báo Pháp, cũng nhận xét, Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung, có

tất cả các lợi thế để thu hút khách du lịch. Nơi đây có nền văn hoá đa dạng, độc đáo, nhiều danh lam thắng cảnh, ẩm thực phong phú…Vấn đề là các nhà sản xuất phim phải chuyển tải được điều ấy vào những bộ phim hay để công chúng trên thế giới được xem, trầm trồ rồi háo hức đến khám phá.

Mới đây, Bộ Ngoại giao vừa ra mắt clip quảng bá về Việt Nam mang tên “Welcome to Viet Nam” được giới thiệu bằng 9 ngôn ngữ, đã đưa du khách đến với nhiều địa danh, di tích lịch sử, văn hóa ở các tỉnh, thành trên cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và tạo hiệu ứng cao với du khách. Được biết, trong năm 2016, Cục Điện ảnh sẽ tiếp tục thực hiện nhiều bộ phim gắn với sản phẩm du lịch cụ thể, như du lịch homestay, du lịch sinh thái, du lịch biển, hay các làng nghề truyền thống… để chiếu ở các hội nghị, liên hoan phim quốc tế. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch thừa nhận rằng, mấy năm gần đây, ngành Du lịch đã bỏ lỡ nhiều cơ hội quảng bá du lịch Việt Nam qua các dự án điện ảnh lớn và nhấn mạnh, việc mời chào các nhà làm phim quốc tế đến Việt Nam làm phim là một cách quảng bá của ngành Du lịch trong thời gian tới.

Có thể thấy rằng khi điện ảnh và du lịch chưa đồng hành thì tiềm năng phát triển của cả hai ngành vẫn chưa thực sự được khai thác hiệu quả. Song để điện ảnh và du

Bắt Tay Với Điện Ảnh, Du Lịch Phát Triển Mạnh Đăng Kiều

Một cảnh quay tại Vịnh Hạ Long trong phim Đông Dương

Chợ nổi Cái Răng được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc giaTrung Kỳ

Chợ nổi Cái Răng, TP Cần Thơ vừa được Bộ VHTT&DL công bố là 1 trong 7 danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2016.

Bộ VHTT&DL vừa công bố thêm 7 di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Trong đó có 4 lễ hội truyền thống được công nhận gồm: Nghinh Ông (xã Bình Thắng, Bình Đại, Bến Tre); Nữ tướng Lê Chân (Lê Chân, TP Hải Phòng); Cầu Ngư (còn gọi là lễ hội Cá Ông) của ngư dân TP Đà Nẵng và lễ hội Trương Định (xã Gia Thuận, Gò Công Đông, Tiền Giang).

Chợ nổi Cái Răng, nằm cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 6km. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển đã định hình văn hóa giao thương miền sông nước. Chợ nổi Cái Răng độc đáo với hình thức mua bán, trao đổi nông sản, hàng hóa trên sông một cách tự phát. Đây là điểm du lịch thu hút đông đảo du

khách khi đến tham quan, mua sắm tại Cần Thơ. Chợ nổi Cái Răng là một trong số chợ nổi lớn và sầm uất nhất ĐBSCL. Mỗi ngày nơi đây có gần 400 ghe, tàu của người dân khắp nơi đến buôn bán kinh doanh, nhất là các mặt hàng nông sản, đặc sản miền Tây. Khu chợ gắn bó với văn hoá sông nước này là một trong những điểm du lịch nổi tiếng. Theo tìm hiểu của p/v thì trước đó, Tạp chí du lịch Rough Guide của Vương quốc Anh đã bình chọn Chợ nổi Cái Răng là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới.

Đại diện UBND quận Cái Răng cho biết, TP Cần Thơ đang xây dựng đề án “Bảo tồn và Phát triển chợ nổi Cái Răng”. Phương án 1 được đưa

ra là: “Bảo tồn nguyên hiện trạng Chợ nổi Cái Răng” và phương án 2 là “Bảo tồn, kết hợp giữa nguyên trạng và có can thiệp sắp xếp điều chỉnh”. Theo ông Ngô Anh Tín - Phó Chủ tịch UBND quận Cái Răng, về điểm nhấn trong đề án này thì “Đề án quy hoạch chợ nổi Cái Răng được thực hiện theo hướng là giữ nguyên hiện trạng đảm bảo chợ nổi trên sông không làm xáo trộn hiện trạng cũng như các phương thức kinh doanh truyền thống có từ 100 năm nay. Chúng tôi chỉ sắp xếp lại để đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự giao thông đường thủy, phân luồng, sắp xếp lại an toàn cho người dân khi lưu thông trên chợ Nổi Cái Răng”.

Quyết định của Bộ VHTT&DL cũng đề nghị Chủ tịch UBND các cấp có Di sản Văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục cấp quốc gia phải thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa phi vật thể.

Chương trình Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2016

Phùng Nguyện

Page 12: Mekong 112

13Số 112 - Tháng 4/2016

Sở hữu gương mặt thân thiện, ánh mắt bừng sáng và nụ cười tỏa nắng, nghệ sĩ Võ Minh Lâm hiện là kép trẻ tiềm năng của sân khấu cải lương đương đại. Minh Lâm nổi tiếng là nghệ sĩ có thâm niên đứng sân khấu hơn 10 năm và là nghệ sĩ cải lương trẻ tuổi nhất đoạt giải Chuông vàng (lúc 17 tuổi).

Đối với khán giả yêu mến cải lương, nghệ sĩ Võ Minh Lâm là cái tên rất đỗi thân thuộc. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cha và mẹ đều là nghệ sĩ, ngay từ nhỏ, Võ Minh Lâm đã được đi đây đó theo những chuyến lưu diễn của cha mẹ. Cho đến khi học xong lớp 9, nghiệp ca hát chính thức bắt đầu với Võ Minh Lâm khi anh quyết định thi vào Trường trung cấp Văn Hóa - Nghệ Thuật của Cần Thơ. Năm 2006 là năm đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Võ Minh Lâm khi anh trở thành người đầu tiên đoạt giải “Chuông vàng vọng cổ truyền hình” lần đầu tiên. Chặng đường bén duyên khi tham gia nghệ thuật cải lương của anh giống NSƯT Quế Trân. Ở lứa tuổi còn rất trẻ, Võ Minh Lâm đã gặt hái được thành công nhất định và để lại dấu ấn trong lòng công chúng khi trở thành thí sinh nhỏ tuổi nhất đoạt giải nhất Chuông Vàng lúc 17 tuổi.

Với NS Võ Minh Lâm, nghệ thuật cải lương không chỉ là niềm đam mê, là nghề nghiệp, đó còn là cơ hội để anh siết chặt hơn tình cảm gia đình, là cầu nối để anh và ba mẹ gần gũi hơn, hiểu nhau hơn. Năm 14 tuổi, lần đầu được tham dự cuộc thi giọng ca cải lương ở Sóc Trăng, cũng là lần đầu tiên kể từ khi về ở với nội, Võ Minh Lâm và ba có thời gian ở gần nhau lâu và nói chuyện với nhau nhiều. Rồi chính ba của anh là người động viên anh tiếp tục tham gia “Chuông vàng vọng cổ” năm 2006. “Ba tôi cũng là người giúp luyện ca và “tháp tùng” từ Cần Thơ về Sóc Trăng. Một sự trùng hợp bất ngờ là mẹ tôi cũng có mặt ở đó. Khi được mẹ đến cổ vũ, tôi vui lắm” - Võ Minh Lâm kể.

Võ Minh Lâm đến với nghệ thuật cải lương như cái duyên nghiệp và chưa từng có ý định rời nghề. Mới đây, khi thông tin Võ Minh Lâm tham gia chương trình truyền hình thực tế dành cho các ca sĩ thần tượng đã tạo nhiều bất ngờ cho không ít người. Bởi sân chơi tuy mới nhưng không lạ này dành riêng cho các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ, việc quyết định thí sinh được đi tiếp vào vòng tiếp theo hoàn toàn phụ thuộc vào khán giả. 3 giám khảo chuyên môn gồm Yến Trang, nhạc sĩ Sĩ Luân và dancer Lâm Vinh Hải chỉ đảm trách phần góp ý xây dựng tiết mục.

Trao đổi với p/v Báo Thời Báo Mê Kông, NSƯT Phượng Loan, nhận xét: “Nhìn những thành tựu

trong nhiều năm phấn đấu của Lâm, tôi rất vui vì thấy Lâm có những chuyển biến rất tốt về nghề. Lâm đại diện cho thế hệ nghệ sĩ trẻ tiếp nối những sáng tạo của thế hệ nghệ sĩ đi trước và chất trẻ trung ở Lâm đã tạo thêm cho những vai diễn hơi thở cuộc sống của thời đại hôm nay”.

Nghệ sĩ Võ Minh Lâm chia sẽ: “đã là “kiếp tằm” thì phải chắt chiu, phải nhả tơ… tôi cũng như các nghệ sĩ trẻ sẽ tiếp tục nỗ lực làm nghề, chung tay gìn giữ và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống bằng niềm tin, tất cả anh chị em nghệ sĩ cùng đồng lòng thì khán giả sẽ không bao giờ phụ mình. Ngày nay, chúng ta đang sống quá nhanh, quá vội, thiếu sự gắn kết tình cảm với nhau. Cuộc sống luôn cần có những khoảng lặng và khoảng dừng cần thiết để mọi người cùng cảm nhận và nhìn lại những khoảnh khắc đã qua, để xích lại gần nhau hơn”. Ở tuổi đời 25, Võ Minh Lâm không cho phép mình dừng lại, và khán giả yêu sân khấu cải lương vẫn đang đồng hành và mong đợi những bước ngoặt mới trên con đường phía trước của anh.

9 năm gắn bó với sân khấu, Võ Minh Lâm đã đoạt được nhiều thành tích như: Giấy khen Hội thi Giọng ca cải lương PTTH Sóc Trăng lần 2-2004 (15 tuổi), Giấy khen Liên hoan đờn ca tài tử quận Ninh Kiều - Cần Thơ 2005 (16 tuổi), Giải 3 cuộc thi ca, diễn cải lương Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền lần thứ 3 - 2005, Giấy khen Liên hoan đờn ca tài tử quận Ninh Kiều - Cần Thơ - 2006 (17 tuổi), Giải khuyến khích cuộc thi Giọng ca cải lương "Sông Tràm" lần 1-2006, Giải Mai Vàng 2010, Giải thưởng truyền hình HTV 2011 và 2012, HCV triển vọng giải Trần Hữu Trang 2012, HCV cá nhân tại Cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu toàn quốc 2014…

VĂN HOA - NGHỆ THUẬT

Võ Minh Lâm: Nghề sĩ cải lương trẻ

nặng tâm với nghềHoàng Thiên

Huyện Lai Vung - Đồng Tháp: Nhận Cờ Thi Đua Xuất SắcPhước Lập

Ngày 25/3 vừa qua, huyện Lai Vung, Đồng Tháp đã tổ chức buổi họp mặt truyền thống, nhằm tôn vinh những vận động viên, trọng tài, và những người làm công tác Văn hóa - Thể thao. Trong dịp này, huyện Lai Vung cũng vinh dự đón nhận “Cờ thi đua xuất sắc” của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch.

Hàng năm, ngành Văn hóa - Thể thao Lai Vung tổ chức từ 10-14 giải thể thao cấp huyện với sự tham dự của hàng ngàn VĐV thi đấu từ cấp cơ sở. Trong năm 2015, phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua, toàn ngành Văn hóa - Thể thao Lai Vung đã ra sức phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản đã đề ra cho kế hoạch 5 năm. Tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức

cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” thành phong trào sôi nổi, đều khắp trên địa bàn toàn huyện. Từ đó thu hút đông đảo nhân dân tự giác tham gia tập luyện TDTT thường xuyên vì mục tiêu nâng cao sức khỏe.

Phát biểu chỉ đạo tại Buổi họp mặt, Ông Đặng Thành Được - Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Lai Vung đã nhấn mạnh: “Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, gắn với an ninh và quốc phòng của đất nước. Ông Được cũng cho biết, sẽ tiếp tục phấn đấu tổ chức tốt Đại hội thể dục thể thao cấp cơ sở vào năm 2017 và tiến tới Đại hội thể dục thể thao huyện Lai Vung lần thứ VII năm 2018. Đồng thời, tiếp tục chuẩn bị lực lượng vận động viên mạnh tham gia Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp lần thứ VIII năm 2018.

Lãnh đạo Huyện và lãnh đạo nghành Văn hóa thể thao nhận Cờ thi đua

Đã 15 năm kể từ ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời xa chốn “ở trọ” để về với “cát bụi”. 15 năm đi qua trần gian chỉ ngắn tựa khoảnh khắc của tạo hóa, nhưng ngay cả khi có dài thăm thẳm triền miên thì trên cõi tạm trần gian này, nhạc Trịnh vẫn sẽ còn mãi rong chơi…

Trịnh Công Sơn đã sống, đã viết và để lại cho người, cho đời một gia sản nghệ thuật quý giá. Để rồi mỗi khi gần đến kỷ niệm ngày ông mất, mọi người lại nhớ về ông, cùng hát vang lên những ca khúc của ông. Nhạc Trịnh luôn có sức hút mãnh liệt và kỳ lạ, dù chưa bao giờ, chưa một ai có thể tự nhận mình thấu hết mọi tầng ý nghĩa trong từng nốt nhạc, giai điệu. Nhưng như một triết gia, ông truyền cho người nghe một niềm tin sống, giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên. Người nghe cảm nhận được tác giả đồng cảm, chia sẻ và vỗ về họ, truyền cho họ nghị lực. Vì thế,

từ người giàu đến nghèo, từ người già đến học sinh, đều cảm nhận được tình yêu thương dạt dào trong từng câu, chữ, trong từng giai điệu. Nhạc Trịnh như hòa quyện vào cuộc sống của mỗi người, len lỏi trong tâm hồn mỗi người để xoa dịu nỗi phiền muộn trong cuộc sống.

Nhưng ngẫm lại, trên sân khấu chuyên nghiệp, rất ít ca sĩ hát nhạc Trịnh hay và được khán giả chấp nhận, quanh quẩn cũng chỉ Khánh Ly, Quang Dũng, Hồng Nhung, Lô Thủy…Có lẽ đây cũng chính là những dấu hỏi mà khán giả luôn muốn khám phá, bởi vì sao nhạc Trịnh lại len lỏi trong mọi tầng lớp, nhưng lại kén người hát đến vậy…Nếu nói về cái hay, cái đẹp và sức quyến rũ của nhạc Trịnh, có lẽ ai cũng có thể nói được, bởi mỗi người đều có cảm nhận và yêu thích nhạc Trịnh ở góc độ khác nhau. Và khi lời nói không thể diễn tả hết được, thì lúc này, âm nhạc sẽ lên tiếng để trả lời tất cả. Vì điều này, mà mỗi năm, khi kỷ niệm ngày nhạc sĩ mất, nhiều chương trình ca nhạc về ông được tổ chức khá rầm rộ, giúp mọi người có dịp được nghe lại những ca khúc mình yêu thích để nghiền ngẫm về cuộc đời này.

Năm nay, kỷ niệm 15 năm ngày mất của ông, nhiều chương trình kỷ niệm đã diễn ra. Tại TPHCM, ngay đêm 1/4, bên mộ nhạc sĩ (tại nghĩa trang Gò Dưa, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), hơn 200 người sẽ cùng tham gia đêm nhạc chủ đề “Đêm thao thức cùng Trịnh”. Cũng cùng thời gian này, nhóm thiện nguyện “Vì ta cần nhau” tổ chức

15 Năm - Nhạc Trịnh Vẫn Nồng! Quách Tuấn Hải

(Diễn viên điện ảnh, ca sĩ-Ban VH Báo Thời Báo Mê Kông)

Ca sĩ Khánh Ly và Ca sĩ Hồng Nhung sẽ đứng chung sân khấu hát nhạc Trịnh.

Võ Minh Lâm sánh vai cùng Nghệ sĩ ưu tú Phượng Loan

Page 13: Mekong 112

14 Số 112 - Tháng 4/2016

Theo quan sát của PV Báo Thời báo Me-Kong, trên tuyến đường Mỹ Đình (Q.Nam Từ Liêm-Hà Nội) có một số cột điện bị nghiêng ra phía đường đi, chân cột đã vỡ nát - trơ các thanh thép mỏng (một số thanh đã đứt ). Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể đổ bất cứ lúc nào gây nguy hiểm khôn lường cho người dân tại đây cũng như các phương tiện tham gia giao thông. Bên cạnh đó, hệ thống dây điện chằng chịt cản trở các phương tiện - đặc biệt đây lại là tuyến đường nhiều xe tải, xe khách khi lưu thông ra bến xe Mỹ Đình và ngược lại.

Ông Nguyễn Viết Hưng, một người dân sống tại đây cho biết: Bên điện lực đã lắp cột mới song không hiểu sao lại ko bỏ đi những cột kiểu này. Cũng theo một người dân tại ngõ 71 đường Mỹ Đình cho hay: Chuyện xe tải, xe khách đi qua mắc đứt dây cáp, dây mạng đã trở thành chuyện cơm bữa. Mỗi khi thấy nhà mất mạng, mất điện là biết ngay dây bị đứt, phải mất cả ngày mới chờ được nối lại…

Được biết, người dân nơi đây đã phản ánh nhiều tại các cuộc họp tổ dân phố xong tình hình vẫn chưa thay đổi. Đề nghị UBND Q. Nam Từ Liêm, phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 và các cơ quan liên quan sớm khắc phục vấn đề, trả lại sự an toàn của người dân và phương tiện lưu thông tại khu vực trên.

DÂN BIẾT - DÂN BÀN

Nguy Hiểm Rình RậpNMH-Lưu Ly

Tiếp theo loạt bài: “Bồi thường không thỏa đáng - Dân kiện, chính quyền lơ” đăng trên Báo Thời báo Mê Kông số 108+109

Sau khi Báo Thời báo MêKông (số 108 và 109) đưa tin phản ánh về khiếu nại của ông Nguyễn Văn Phụng tại xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên kéo dài đã lâu nhưng chưa được giải quyết. Ngày 22/03/2016, UBND tỉnh Phú Yên tiếp tục ra công văn số 1214/UBND-NC, yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên tiến hành xử lý báo cáo lên UBND tỉnh trước ngày 05/04/2016.

Ông Nguyễn Văn Phụng, người nhận thấy bị thiệt thòi trong đền bù giải phóng mặt bằng QL1 đã gửi đơn khiếu nại lên chính quyền địa phương từ năm 2015, nhưng đến năm 2016 ông Phụng vẫn chưa nhận được phản hồi minh bạch, thuyết phục từ cơ quan thụ lý.

Bên cạnh đó, UBND thị xã Sông Cầu đã nhiều lần nhận được chỉ đạo tiến hành thẩm tra, tham mưu để giải quyết khiếu nại từ các cơ qua cấp trên, nhưng vẫn mặc nhiên “án binh bất động”. Năm 2015, sau khi nhận quyết định số 1468/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ban hành, Sở TN&MT đã nhiều lần gửi công văn cho UBND thị xã Sông Cầu tiến hành xử lý nhưng không nhận được phản hồi khả quan từ UBND thị xã Sông Cầu. Cụ thể: Ngày 17/11/2015, Sở TN&MT có Văn bản số 2245/STNMT-TTra gửi UBND thị xã Sông Cầu, chậm nhất đến ngày 24/11/2015 UBND thị xã Sông Cầu phải có ý kiến bằng văn bản gửi Sở TN&MT để tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND Tỉnh giải

quyết vụ việc đúng quy định của pháp luật. Đến ngày 28/01/2016 Sở TN&MT tiếp tục ra văn bản số 147/STNMT-Ttra gửi UBND thị xã Sông Cầu đề nghị UBND thị xã Sông Cầu kiểm tra, rà soát và có ý kiến bằng văn bản về trường hợp của vợ chồng ông Phụng gửi về Sở TN&MT (qua Thanh tra Sở) chậm nhất đến ngày 02/02/2016 để tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật. Mặc dù Sở TN&MT đã tiến hành xử lý và yêu cầu cơ quan địa phương phối hợp, nhưng cơ quan địa phương đã không “nhiệt tình hợp tác”. Trong sự việc này, rõ ràng UBND xã Xuân Cảnh; UBND thị xã Sông Cầu đã không có trách nhiệm trong công việc, trách nhiệm với dân và xem thường chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Do đó, khiếu nại của ông Phụng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Không những thế, cơ quan này còn vi phạm các quy định về Luật Khiếu nại. Tại điều 28 Luật

Khiếu nại năm 2011, quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu đã ghi rõ: “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý”.

Mặc dù, cơ quan đầu tiên ông Phụng gửi đơn khiếu nại lên là UBND xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu về việc bồi thường giải phóng mặt bằng QL1. Tuy nhiên, UBND xã Xuân Cảnh không tiến hành xử lý đơn thư của ông Phụng. Vì bức xúc này, ông Phụng mới tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn.

Dù cho, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã ra quyết định 1468/QĐ-UBND ngày 12/08/2015, giao Sở TN&MT tiến hành xác minh làm rõ khiếu nại của ông Phụng, nhưng UBND thị xã Sông Cầu vẫn không có sự phối hợp mật thiết với Sở TN&MT để thực hiện. Điều này được thể hiện rõ ở việc Sở TN&MT phải nhiều lần gửi công văn yêu cầu UBND thị xã Sông Cầu phối hợp xử lý. Như vậy, việc UBND thị xã Sông Cầu không hợp tác xử lý đơn thư của ông Phụng theo đúng luật định mà để kéo dài từ năm 2015 đến nay là đã vi phạm vào các điều khoản của Luật Khiếu nại năm 2011. Không những thế, việc làm này của UBND thị xã Sông Cầu còn làm mất lòng tin của dân vào cơ quan chính quyền, gây nên sự hoang mang vào tính công minh của pháp luật đối với người dân.

UBND Thị xã Sông Cầu - Phú Yên:Kỳ 3: Vi phạm nghiêm trọng Luật Khiếu nại Ngọc Thạnh

Mất gần 1m đất mặt đường, sau 3 năm mới biết Đỗ Bình - Phùng Nguyện

Sự việc xảy đến với gia đình ông Phùng Văn Đen, ngụ tại thôn Bích Chu, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đã nửa năm kể từ khi phát hiện bị mất gần 1m đất mặt đường, ông Đen đã nhiều lần kiến nghị UBND xã An Tường giải quyết, làm rõ song sự việc đến nay vẫn dậm chân tại chỗ.

Theo phản ánh của ông Phùng Văn Đen, thửa đất số 165 tờ bản đồ số 01 (UBND huyện Vĩnh Lạc cũ) ký ngày 7/5/1993, đứng tên chính ông là tài sản do tổ tiên để lại, đã được cấp GCNQSD đất số C123208 có diện tích 580m2. Trong đó, diện tích cổng hướng Đông Bắc giáp đường thôn có chiều rộng là 4,75m, chạy dài đường ống khoảng 10m. Theo hướng nhìn Đông Bắc thì diện tích đường cổng này giáp hộ Trương Văn Màu ở bên trái và hộ Nguyễn Hữu Bang ở bên phải.

Năm 2008, ông Đen rời quê đi lập nghiệp ở địa phương khác. Mảnh đất tổ tiên được ông Đen bàn giao cho người em trai là Phùng Văn Vàng duy trì hương khói.

Năm 2012, hộ ông Nguyễn Hữu Bang tiến hành xin cấp lại GCNQSD đất. Vì không có mặt tại địa phương nên trong bản xác nhận ranh giới thửa đất của các hộ liền kề không có chữ ký của ông Đen. Tuy nhiên, bản mô tả về ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất không được chuyển đến tay ông Đen để xác nhận. Ngay cả ông Vàng, người nhà ông Đen và cũng là người trực tiếp đang sản xuất trên mảnh đất đó cũng không được biết về điều này. Điều đáng nói là, trong bản mô tả mới được xác lập năm 2012

mà không có chữ ký của ông Đen, thì diện tích phần cổng hướng Đông Bắc giáp đường thôn của nhà ông Đen bỗng “biến” thành rộng 3,7147m thay vì 4,75m như trong GCNQSD đất năm 1993 của gia đình ông. Sự việc trên chỉ được gia đình ông Đen biết tới cách đây nửa năm sau khi xảy ra một vài tranh chấp đất với hộ liền kề bên phải là hộ Nguyễn Hữu Bang. Khi đó, phần móng tường nhà ông Bang đã lấn sang phần đất nhà ông Đen tới 40cm.

Sau khi phát hiện bị mất đất, gia đình ông Đen đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền xã An Tường để giải quyết và làm sáng tỏ. Trong đó có một biên bản làm việc của chính quyền xã An Tường với ông Phùng Văn Đen ngày 6/11/2015 để giải quyết việc đơn kiến nghị của ông Đen gửi UBND xã An Tường ngày 25/9/2015. Buổi làm việc có đại diện UBND xã An Tường là: ông Phạm Tiến Hưng - Phó Chủ tịch xã; ông Nguyễn Văn Lan - cán bộ địa chính xã; cùng đại diện nguyên đơn là ông Phùng Văn Đen. Tuy nhiên, trong biên bản làm việc này chỉ có chữ ký của ông Phùng Văn Đen, còn hai mục đứng danh khác là “TM.UBND xã An Tường” và “Địa chính” thì không có chữ ký. Cũng theo phản ánh của ông Đen, UBND xã đã nhiều lần đứng ra hòa giải giữa hộ ông Đen và ông Bang nhưng ông Bang đều không có mặt.

Trao đổi với p/v Báo Thời báo Mê Kông, ông Phùng Văn Đen mong muốn làm sáng tỏ trách nhiệm của các bên liên quan để trả lại thực trạng đất ban đầu của gia đình ông đã được ghi nhận tại GCNQSD đất được cấp ngày 7/5/1993.

Báo Thời báo Mê Kông sẽ tiếp tục phản ánh vụ việc này trong những số tiếp theo!

Page 14: Mekong 112

15Số 112 - Tháng 4/2016 AN NINH TRẬT TỰ

Nhơn Trạch - Đồng Nai: Chủ động đối phó với tội phạm Trắc Long

Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai gần đây có nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều vụ thủ phạm có hành vi dã man, gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng lớn đến tình hình trật tự xã hội của địa phương.

Để đối phó với tình trạng trên, Công an huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai đã tiến hành triển khai đề án “Phòng, chống tội phạm trộm, cướp giật, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật” trên địa bàn nhằm góp phần giảm đáng kể nạn trộm, cướp tài sản, tội phạm thanh thiếu niên. Song song đó, UBND huyện Nhơn Trạch cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án, đồng thời triển khai đến các ban, ngành, đoàn thể, UBND xã, công an xã về nội dung đề án. Cùng với công tác triệt xóa, xử lý, công an huyện phối hợp với các hội đoàn thể tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm tại các điểm trường học, khu vực dân cư, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phòng Lao động -

Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động phòng, chống tội phạm, thu hút rất đông người dân tham gia.

Ngoài ra, công an địa phương còn tiến hành xây dựng các mô hình phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả như: mô hình địa bàn giáp ranh ở 5 cụm liên xã, 1 cụm liên huyện; đội dân phòng phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn giáp ranh; khách du lịch tham gia phòng, chống tội phạm; mô hình gắn số điện thoại công an xã; mô hình tổ nhân dân tự quản cộng đồng, tổ công nhân tự quản ở khu nhà trọ, quản lý giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, quản lý giáo

Một số biện pháp sử lý trường hợp bắt cóc trẻ emViệt An

Vừa qua, trước thông tin vè việc bắt cóc trẻ em - Cơ quan Công an đã vào cuộc xác minh và đã xử lý nghiêm những người tung tin đòn nhảm.

Ở khía cạnh nào đó, thông tin trên đã gây nên những xáo động, làm ảnh hưởng đến ANTT chung. Tuy nhiên, đây cũng là 1 lời cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh trong thời buổi hiện tại, không nên quá lơ là và chủ quan đối với các con. Trẻ nhỏ rất dễ nghe lời và đi theo người lạ nếu bố mẹ không để ý, đối với trẻ lớn hơn, có điều kiện sử dụng mạng xã hội thì làm quen, dụ dỗ đi gặp bạn trên mạng và gặp chuyện không may là điều rất có thể xảy ra.

Sau đây là 1 số biện pháp mà các bậc phụ huynh nên hướng dẫn các con để phòng tránh:

1Hãy sử dụng mật khẩu: Khi cho trẻ đi học hoặc gửi trẻ, cha

mẹ hãy đưa ra một mật khẩu cho bé. Chỉ bố hoặc mẹ và người nào hay đón bé biết được mật khẩu này. Khi đón bé, hãy nói thầm mật khẩu vào tai để luyện cho bé thói quen. Đồng thời, hãy dặn con nhớ rằng, dù người thân hay người lạ tới đón, con nhất định phải hỏi mật khẩu. Nếu người đón không nói được mật khẩu thì bé hãy ngay lập tức chạy và cầu cứu sự trợ giúp từ những người xung quanh.

2“Con phải làm gì nếu có người lạ cho con kẹo?”: Dạy bé cần

lịch sự và cương quyết từ chối kẹo của người lạ và nhanh chóng trở lại với người chăm sóc bé. Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu kế của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món

đồ nào của người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không cho phép nhận”. Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ.

3“Con phải làm gì nếu có người lạ kéo tay con đi?”: Trong trường

hợp bé bị lôi đi, dạy bé cần kêu khóc thật to để được giúp đỡ. Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con.

4Không nói chuyện với người lạ: Bạn cần dạy trẻ kĩ năng này và

cho chúng biết khi có 1 ai đó lạ mặt tiếp cận thì phải chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người "lạ mặt đáng tin tưởng" ở gần đó. Những người "lạ mặt đáng tin tưởng" đó là: cảnh sát, lính cứu hỏa và nhân viên cửa hàng để nhờ sự giúp đỡ

5Nâng cao nhận thức của trẻ: Dạy trẻ đi với đám đông, nhớ số

điện thoại khẩn cấp của cảnh sát, hãy nhớ ghi lại biển số xe của kẻ lạ mặt, luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe lạ hoặc bất cứ ai đang theo dõi trẻ.

6Dạy trẻ để mắt tới...cha mẹ: Trong một khu phố hay một

siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc. Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.

7Dạy trẻ tự phòng: Không nhất thiết là cho trẻ tham gia một

lớp học võ thuật, bạn có thể dạy trẻ những "phản kháng đơn giản" khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Bạn hãy dạy con bạn

Thủ phạm tạt axit có bị xử tội “giết người” không?

Luật sư Nguyễn Hữu Học (Đoàn Luật sư Hà Nội - Góc Luật sư Báo Thời Báo Mê Kông)

Axit có sức hủy hoại ghê gớm đối với thẩm mỹ và sức khỏe của con người. Nhiều nạn nhân tuy không chết, nhưng suốt đời thành tàn phế, phải sống trong nỗi đau đớn, mặc cảm về thể xác và tinh thần…Dù cực kỳ tàn độc, nhưng hành vi tạt axít lại ít khi gây hậu quả chết người. Những kẻ dã tâm tạt axit hầu hết cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”, tòa án rất khó xử các nghi can này tội “Giết người”.

Vụ tạt axit vào ngày 30/3 vừa qua, mà nạn nhân là chị Hoàng Tăng Thị Thu Hương (20 tuổi, quê Đắk Lắk), bị 2 thanh niên chạy xe máy bất ngờ áp sát tạt axít, trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp), hướng về quận 12 (TP HCM), một lần nữa dấy lên một làn sóng phẫn nộ đối với người dân vì sức hủy diệt mà nó mang lại cho nạn nhân, khiến cho nhiều nạn nhân phải sống trong cảnh tàn tật và bị hủy hoại về nhan sắc suốt đời. Chẩn đoán ban đầu, Hương bị bỏng độ 3-4, chiếm 75% khuôn mặt, bỏng giác mạc mắt trái dẫn đến bị mù. Hiện Hương đã được cắt lọc vết thương. Tuy nhiên, theo bác sĩ điều trị thì với mức độ bỏng sâu và diện tích rộng như vậy, gương mặt nạn nhân gần như bị hủy hoại.

Thực tiễn xét xử cho thấy, chưa có vụ án nào kết án người phạm tội bởi hành vi này vào tội “giết người” (Điều 93 Bộ luật Hình sự) mà chỉ xử lý ở tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác” (theo Điều 104 Bộ luật Hình sự). Chỉ khi nào đối tượng có hành vi dùng lượng axít lớn, nồng độ cao và tạt vào những vùng trọng yếu trên cơ thể như đầu, mặt; phạm tội quyết liệt, cố ý tước đoạt tính mạng nạn nhân thì mới có thể xử lý tội “Giết

người”. Tuy nhiên, hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, tức là về ý chí, kẻ thủ ác mong muốn người bị tấn công chết, và họ dùng công cụ, phương tiện mà họ tin rằng sẽ dẫn đến cái chết của nạn nhân. Còn với hành vi tạt axit, về ý chí, kẻ thủ ác chỉ mong muốn gây thương tích, cố tật cho nạn nhân mà không muốn tước đoạt tính mạng của họ. Mấu chốt ở đây vẫn là ý chí của người phạm tội, rõ ràng họ không mong muốn giết chết nạn nhân mà chỉ muốn gây thương tích, tổn hại sức khỏe thì không thể kết tội giết người được. Do đó, với hành vi tạt axit, chiếu theo Bộ luật Hình sự 1999, thì thủ phạm chỉ bị truy tố về tội “cố ý gây thương tích” tại điểm a, khoản 1, điều 104. Trong trường hợp tỉ lệ thương tật cao thì có thể bị phạt tù đến 7 năm (khoản 2) hoặc 15 năm (khoản 3) điều 104.

Sắp tới, Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 mới ban hành (bắt đầu áp dụng từ 1/7/2016), tội “Cố ý gây thương tích” có đưa tình tiết: “Dùng axit sun-furic (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” thì hình phạt tù có thể từ 3 năm lên đến chung thân, tùy vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Tại điểm C khoản 6 Điều 134 cũng quy định rõ, nếu “Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Nam thanh niên "xăm mình" giả dạng tàn tật, ăn xin tại khu vực trung tâm TPHCM khai nhận mỗi tối có thể kiếm được từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

Ngày 2/4, Công an phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM cho biết, đã làm thủ tục chuyển đối tượng Trần Trọng Hiếu (19 tuổi, quê Khánh Hòa) đến Trung tâm Bảo trợ xã hội TP.HCM để giáo dưỡng. Hiếu khai nhận vào khoảng 19 giờ tối hằng ngày, Hiếu thuê xe ôm từ quận Tân Phú lên khu vực đường Lê Thánh Tôn, Nguyễn An Ninh (phường Bến Thành, quận 1)

để giả dạng tàn tật bán vé số, nhưng chủ yếu là ăn xin.

Trước đó, sau khi nhận được phản ánh của người dân, Cơ quan Công an đã theo dõi và phát hiện Hiếu là một thanh niên hoàn toàn lành lặn, sức khỏe bình thường, nhưng do lười lao động nên đã giả dạng tàn tật để "lừa" sự thương hại của nhiều người dân, bằng cách cho tiền, quà...Lúc tiến hành theo dõi và bắt quả tang Hiếu đang "hành nghề", Công an phát hiện trong giỏ xách của thanh niên này có nhiều tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng, 100.000 đồng, có cả tiền nước ngoài... Tổng trị giá hơn 900.000 đồng. Tại cơ quan công an, Hiếu thừa nhận hành vi sai trái của mình. Hiếu cho biết, mỗi ngày đi xin, Hiếu "thu nhập" trên dưới 1 triệu đồng và đã hoạt động hơn 2 tháng nay tại khu vực chợ Bến Thành. Đối tượng xin tiền chủ yếu là du khách.

Giả tàn tật để xin ăn, kiếm tiền triệu mỗi ngày Trắc Long

dục thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn các xã; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đã huy động người dân tham gia phòng, chống tội phạm tại địa phương, thông báo tình hình tội phạm…

Trước tình hình tội phạm có xu hướng trẻ hóa, Công an huyện Nhơn Trạch tiếp tục đề ra nhiệm vụ đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục, cảm hóa đối tượng; phát huy vai trò của cộng đồng, gia đình, xã hội tham gia cảm hóa, giáo dục đối tượng thanh thiếu niên; chủ động nắm danh sách đối tượng,

Page 15: Mekong 112

16 Số 112 - Tháng 4/2016CUỘC SỐNG QUANH TA

*Ký ức kinh hoàngTrong chuyến công tác về An

Giang, chúng tôi tình cờ biết đến bà Nông Na Nương (ấp Vĩnh Tân, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), một trường hợp vô cùng đặc biệt. Dù đã ở tuổi gần đất xa trời, trong người mang bao bạo bệnh nhưng ngày hai bữa bà vẫn đứng lớp miễn phí dạy cho những con em nghèo tại chính gian nhà mướn của mình. Ít ai biết đằng sau nụ cười mãn nguyện khi được mang con chữ đến cho các em ấy, là cuộc đời với bao song gió nghiệt ngã. Sinh năm 1943 trong một gia đình nghèo ở vùng Bảy Núi (An Giang), khi ấy nơi đây còn là rừng núi hoang sơ, đế quốc thực dân đô hộ. Lên 2 tuổi, cô bé Nương mồ côi cha, lớn hơn một chút phải theo mẹ khắp nơi làm mướn kiếm cơm qua ngày. “Tôi theo mẹ tới những nhà giàu trong vùng để giúp việc, chúng tôi làm bất cứ việc gì miễn là có cái ăn”, bà kể.

Tuy cuộc sống cơ cực nhưng bù lại cô bé Nương thông minh và rất ham học. Trong số những bạn bè cùng trang lứa, ngày đó duy chỉ có Nương được chọn đi học trung học tại Mỹ Tho (trung tâm giáo dục ở Nam Bộ thời Pháp), sau đó đi học bậc tú tài tại Sài Gòn thời chế độ cũ. Năm 1965, sau khi tốt nghiệp tú tài, cô bắt đầu công việc đi dạy của mình tại một trường cấp 1 (huyện Tri Tôn, An Giang). Là một giáo viên dạy giỏi, lại có vẻ đẹp mặn mà nên cô giáo Nương được rất nhiều người để ý và theo đuổi, thậm chí trong số đó có cả một viên thiếu tá quân đội miền Nam “say” như điếu đổ. Tuy nhiên, vì lòng đam mê dạy học và muốn chăm lo cho mẹ già trong những tháng ngày chiến tranh nên cô một mực từ chối.

Sau 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, cô giáo Nương tiếp tục công việc dạy học của mình. Với nhiều đóng góp cho nền giáo dục địa phương, cô được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường cấp 2 An Cư trong tỉnh. Nhưng thời gian không được bao lâu thì vào đầu năm năm 1979, quân Khơme đỏ từ Campuchia tràn sang tàn sát nhân dân vùng biên của tỉnh An Giang. Chúng giết người dân vô tội và bắt làm tù binh mang về nước, trong số ấy có cô giáo Nương. “Tôi bị bắt cùng rất nhiều bà con trong vùng, hàng ngày bị bọn Khơme đỏ tra tấn dã man, chúng bắt lao động nặng

nhọc và buộc nhịn đói dài ngày. Khi số tù binh nhiều lên không nơi giam cầm, chúng lại đem tàn sát, với những kiểu giết chóc rất ghê rợn như thời trung cổ. Riêng đoàn của tôi không hiểu sao chúng chưa kịp giết, nhưng mỗi chúng tôi đều bị giải đến một trại tập trung khác. Tôi còn nhớ chúng đày lên tận biên giới Lào, chúng tôi coi như sống mà không biết ngày về, thậm chí ở quê nhà tưởng tôi chết nên đã lập bàn thờ”, bà Nương nhớ lại ký ức kinh hoàng.

Trong suốt khoảng thời gian gần 2 năm ròng, bà Nương phải nếm những đòn tra tấn vô cùng tàn độc chết đi sống lại của bọn Ponpot. Bà kể, để cho tù binh nhanh chết chúng không cho ăn cơm, nên bà và mọi người phải đào củ rừng, thậm chí ăn lá cây sống qua ngày. Người người tranh nhau đào, hái cuối cùng củ dại, lá cây ăn được cũng hết, những tù binh lại phải đi tìm những hồ, ao để uống nước cầm hơi. “Tôi còn nhớ có một hồ nước bên Campuchia, khi chúng tôi uống gần cạn thì lộ ra toàn xương người dưới đó”, bà Nương nhớ lại. Tháng ngày cùng cực phải sống dưới họng súng bọn diệt chủng, cuối cùng cũng kết thúc khi quân đội Việt Nam đánh bật Khơme đỏ, giải phóng Phnompenh, trong số những người may mắn được cứu thoát ấy có bà Nương.

Trở về sau những chuỗi ngày khủng khiếp bên kia biên giới, bà tiếp tục quay lại với bục giảng, đem công sức và trí tuệ dạy dỗ con em trong vùng. Do những nỗ lực và tâm huyết gieo chữ, bà được chính quyền ghi nhận bằng những bằng khen cao quý. Tuy nhiên, vết thương trong những ngày tháng bị giam cầm, đánh đập tái phát đã ảnh hưởng đến sức khỏe bà rất nhiều. Cô giáo Nương nhanh chóng già hơn, gầy đi

rất nhiều, đôi mắt mờ dần, đôi tai cũng kém hơn trước, nghiêm trọng hơn bà phát hiện mình có một khối u ác tính trong bụng, có thể lấy mạng bất cứ lúc nào. Dù còn nặng tình với mái trường nhưng cô giáo Nương đành phải ngậm ngùi nghỉ dạy ở tuổi 54, khi chỉ còn một năm nữa là được hưởng chế độ lương hưu theo quy định nhà nước. “Theo như luật hưu trí thì phụ nữ phải công tác tới 55 tuổi nghỉ làm việc mới được hưởng chế độ, tôi bị thiếu mất 1 năm nên không được khoản tiền hỗ trợ nào”. Bà Nương ngậm ngùi nói.

*Tâm nguyên cuối đời Mải gieo chữ, rồi hệ quả những

tháng ngày bị đày ải, tuổi xuân nhanh chóng qua đi, chẳng mấy chốc mái đầu lốm đốm bạc. Chuyện chồng con cô giáo Nương đành gác lại, rồi sống đơn độc bên gian chòi mướn lại của một người họ hàng xa. Cuộc sống ngày càng trở nên bi đát khi tuổi già không nơi bấu víu. Hàng ngày bà phải sang hàng xóm xin cơm để ăn, thậm chí bộ quần áo cũ sờn bà đang mặc cũng mang thừa lại của một người quen cho. Dù túng bấn nhưng duyên nợ với con chữ vẫn chưa thể rứt, ngày ngày nhìn thấy cảnh con em thất học, mù chữ không đành, bà quyết định dọn gian nhà nhỏ của mình thành một lớp học tạm, tự tay đi xin lại bàn ghế và một tấm bảng cũ. Xong, bà lại tới tận những hộ gia đình khó khăn có con em đang độ tuổi đi học vận động phụ huynh cho con em đến lớp để bà dạy.

Chia sẻ cùng p/v Báo Thời báo Mê Kông, Bà Nương kể lại: “Ban đầu tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều, bởi chương trình học của các em nay khác xưa rất nhiều. Hơn nữa bản thân tôi lại đã có tuổi rồi, suy nghĩ

chai sạn, thiếu sự linh động, không biết còn có thể tự tin giảng bài cho các em nữa hay không, thêm vào đó là bệnh tật, nay ốm mai đau, nhưng thấy các em mù chữ tôi không đành. Thế hệ cha ông đã khổ rồi, các em là tương lai đất nước không thể tối tăm được, nghĩ vậy tôi càng thêm quyết tâm, thế là lớp học của tôi ra đời”. Thấy một mình bà lão gầy guộc, ngày ngày lục cục với lớp học nghèo, nhiều hộ gia đình trong vùng thương tình giúp đỡ khi lon gạo, lúc bó rau, có người ủng hộ hộp phấn, cây bút, tập giấy…để bà lão yên tâm dạy các em. “Ban đầu cũng cực lắm. Nhiều cháu không muốn đi học vì sợ phải nộp học phí mà nhà thì không có tiền, số nữa thì cha mẹ chúng không tin vào khả năng dạy của tôi. Nhiều lần tôi phải tới tận nhà các cháu nói chuyện cùng cha mẹ và khuyên chúng đi học”, bà giáo Nương tâm sự.

Bằng tâm huyết của mình, sau khi được bà giáo Nương bổ trợ kiến thức, các em đã tiến bộ rõ rệt. Tiếng lành đồn xa, học sinh trong vùng tìm đến học ở lớp bà nhiều hơn. Đến nay thì bà đang dạy hai môn là Toán và Tiếng Việt cho 6 em lớp 1 và 10 em lớp 4, 5 với hai buổi sáng tối. Thấy bà lão miệt mài với các em nhỏ trong khi bản thân bà vẫn không đủ cái ăn, người dân trong vùng thương mến đành bàn nhau hỗ trợ giúp đỡ vật chất, bà giáo già một mực từ chối. Không còn cách nào khác, các bậc phụ huynh đành “ép” bà giáo già nhận “học phí” mỗi em một tuần 3000 đồng. Thế nhưng đó là cái giá tượng trưng, bởi vì số tiền ấy bà cũng dành tất cả dùng mua bút giấy, phấn bảng và đồ ăn cho các em nhỏ mà thôi. Chính vì cái thiện tâm ấy nên nhiều năm qua lớp học của bà giáo làng tuy thiếu thốn vô cùng, nhưng luôn luôn tràn ngập tiếng nô đùa của trẻ thơ, nhiều bậc phụ huynh yên tâm khi gửi con em vào học ở đây.

Bên con lộ của xóm nghèo, ngày ngày tiếng giảng bài của bà giáo già vẫn ấm áp vang lên, với bà mỗi ngày được đứng bên tấm bảng, thấy ánh mắt lúng liếng, miệng miệt mài ê a đọc chữ của con trẻ đó là niềm hạnh phúc vô bờ. Trước khi chào về, bà lão nói như dốc bầu tâm sự: “Giờ tôi cũng sắp khuất núi rồi, chồng con không có, các em học sinh tôi luôn xem chúng như cháu ruột của mình, nên còn sống ngày nào thì còn dạy ngày đó. Hy vọng lũ trẻ tiếp nhận được để sau này khi mình chết đi thì vẫn còn lưu giữ được cái gì đó trên cuộc đời này”.

Bà Giáo Miệt Vườn Và Lớp Học

Tình Thương Cao Đẹp

Hải Đăng

Đã từng là một cô giáo rất xinh đẹp, nhưng cuộc đời bà Nông Na Nương (71 tuổi, An Giang) phải qua bao sóng gió nghiệt ngã. Từng bị Ponpot bắt làm tù bình, bị lưu đày 2 năm biền biệt bên Campuchia và nếm những đòn tra tấn tàn độc nhất. Trở về mang bao bệnh tật, không người thân thích, chẳng chồng con, người phụ nữ ấy vẫn sống kiên cường. Bằng thiện tâm của mình, bà đã mở lớp học miễn phí dạy những con em ng-hèo trong vùng, nhiều thế hệ con em nghèo đã được bà chắp cánh tương lại.

Bà giáo làng Nông Thị Nương vẫn miệt mài dạy chữ cho các em dù bản thân mang nhiều bạo bệnh

Bằng tâm huyết của mình bà đã chắp cánh cho bao thế hệ

Page 16: Mekong 112

17Số 112 - Tháng 4/2016 CUỘC SỐNG QUANH TA

Gia cảnh quá nghèo khó, anh chấp nhận để vợ xuất ngoại kiếm tiền theo lời ngon ngọt của một người phụ nữ môi giới không quen biết. Thế nhưng chỉ một tháng sau, anh mới nhận được điện thoại của vợ từ nước ngoài gọi về, báo rằng chị đã bị ép cưới một người đàn ông nơi xứ người.

*Nuôi giấc mơ thoát nghèoĐó là câu chuyện của vợ chồng anh Nguyễn

Văn Đẹt (35 tuổi) và chị Lê Thị Thanh Tiền (34 tuổi), cùng ngụ tại khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ. Đến thăm gia đình anh chị tại một căn lều chắp vá bởi các mái tôn không lành lặn, có lẽ ai cũng cảm thấy thương cảm bởi bao trùm gian nhà là một không khí nóng nực, ngột ngạt, không có một đồ vật gì có giá trị, chỉ có hai đứa trẻ lém lỉnh ngồi chơi với nhau ở góc nhà. Mặc dù đối với những ai biết đến câu chuyện vợ chồng anh Đẹt và chị Tiền, thì hoàn cảnh gia đình anh chị hết sức khó khăn và đáng thương. Thế nhưng với chính vợ chồng anh, cuộc sống hiện tại rất đáng quý, bởi cách đây hai năm, suýt nữa anh chị đã đánh mất hạnh phúc gia đình nhỏ của mình vì giấc mơ thoát nghèo nơi xứ người.

Ngồi trong căn nhà nhỏ, chị Tiền vẫn còn bàng hoàng dù sự việc đã xảy ra đã hai năm. Chị cho biết, duyên số đưa đẩy anh chị đến với nhau, nhưng cả hai cùng sinh ra trong những gia đình nghèo khó lại ít học nên cuộc sống hôn nhân của anh chị không nhiều màu hồng như trong tưởng tượng. Để có được miếng cơm manh áo hàng ngày, anh chị phải đi làm thuê làm mướn, ai bảo gì làm nấy, chấp nhận làm các công việc nặng nhọc. Không có tiền, cho nên anh chị phải tự mình dựng lên một túp lều bằng lá dừa để sống, nhưng không đủ để che mưa, che nắng. Sau khi sinh đứa con đầu tiên, sức khỏe chị Tiền yếu hẳn đi, không còn đi làm thuê như trước được. Gánh nặng đổ lên vai anh Đẹt. Đôi vợ chồng trẻ càng đi vào bế tắc khi chị Tiền sinh đứa con thứ hai. Cả hai đứa trẻ đều thường xuyên đau ốm vì thiếu ăn, thiếu mặc. Một mình anh Đẹt không thể gánh vác được cả gia đình. Chính trong lúc này, có một người phụ nữ đến tìm gặp và tự xưng là người môi giới việc làm tại Trung Quốc. “Qua lời bà ta, chỉ cần tôi lo đủ số tiền 20 triệu đồng, tôi sẽ được xuất ngoại làm các công việc nhẹ nhàng, lương lại cao. Chúng tôi cả tin, vội vàng hy vọng vào những lời ngon ngọt của bà ấy. Hai vợ chồng chạy vạy khắp nơi, vay cho đủ số tiền, đưa cho bà ta và lên đường tìm cơ hội thoát nghèo”, chị Tiền kể lại.

Nhắc đến đây, anh Đẹt chua xót nói: “Vợ tôi đau ốm như vậy, để cô ấy đi xa tôi thật sự không yên tâm. Cũng bởi tôi vội tin lời người phụ nữ kia, nghĩ rằng sang bên ấy vợ mình không phải làm việc gì nặng nhọc, lương mỗi tháng lại bằng thu nhập tôi kiếm được cả năm trời. Hơn nữa, nhìn hai đứa con nheo nhóc không có sữa uống, không có cháo loãng để ăn, một mình tôi làm các việc linh tinh không kham được. Vì thế, tôi chấp nhận để vợ xuất ngoại. Có người quen nào là tôi đều đến để vay tiền. Ở làng quê nghèo này, ai cũng không được học hành đến nơi đến chốn, nên tầm hiểu biết xã hội cũng hạn chế. Vì thế, thấy

vợ tôi có cơ hội xuất ngoại như vậy, ai cũng chúc mừng cho vợ chồng tôi, tin rằng vợ chồng và hai đứa con tôi sẽ đỡ khổ”. Hàng đêm, anh chị ở bên nhau với tâm trạng bồi hồi vì cưới nhau, chưa ở với nhau được bao lâu đã chuẩn bị phải xa nhau. Thế nhưng cứ nghĩ đến một tương lai tươi sáng, có của ăn của để, hai đứa con được ăn no mặc ấm, học hành tử tế, là anh chị lại hạnh phúc, cùng nhau mơ một giấc mơ thoát nghèo.

*Mất vợ, tan giấc mơ đổi đời Trước khi lên đường tìm tương lai tươi sáng,

vợ chồng anh Đẹt tràn trề hy vọng trong lòng. Tuy nhiên, ngay sau khi đặt chân sang xứ người, chị Tiền nhận ra mình đã bị lừa. Theo lời chị, thì người phụ nữ môi giới việc làm kia đã lừa bán chị cho một gã đàn ông già. “Mặc dù bất đồng ngôn ngữ, nhưng tôi hiểu rằng mình đã bị ép kết hôn với một tên đàn ông. Họ đưa tôi đến một quán cà phê đèn mờ, bắt tôi phục vụ người đàn ông ấy. Khi ấy tôi mới hiểu công việc nhẹ nhàng nhưng lương cao là gì. Tôi không chấp nhận, kháng cự lại thì bị ông ta cho ăn một cái bạt tai, sau đó ông ta đánh đập, chửi bới tôi. Dù không hiểu những lời la mắng nhưng tôi vẫn cảm thấy nỗi đau trong lòng lớn hơn là nỗi đau thể xác. Tôi nghĩ đến chồng tôi, đến hai đứa con mà không thể cam chịu, không chấp nhận được những lời sai bảo của họ”.

Một vài ngày sau khi bị ép “chiều chuộng” gã đàn ông già, chị gặp được một người phụ nữ người Việt Nam đồng cảnh ngộ, chị mới hiểu rõ mình bị lừa như thế nào. Ngay trong hôm ấy, chị Tiền trốn gã đàn ông kia chạy ra ngoài, mượn điện thoại người đi đường để gọi điện về cho anh Đẹt. Cuộc điện thoại ấy thấm đẫm nước mắt. Biết được sự thật khó chấp nhận, anh Đẹt đau đớn tìm đến người phụ nữ môi giới kia, cầu xin bà ta giúp đỡ để

chị Tiền có thể trở về nhà. Người phụ nữ ấy yêu cầu gia đình anh phải lo đủ khoản tiền gấp đôi số tiền đưa chị xuất ngoại.

Anh Đẹt vô cùng bất lực, ở làng quê nghèo ấy, anh chị đã nhờ cậy hết tất cả những ai có thể mới lo được số tiền đưa chị sang nước ngoài. Vậy mà bây giờ chị chưa kiếm được đồng nào thì đã cần số tiền gấp đôi để có thể trở về nhà. Anh Đẹt không biết phải làm sao, trong lúc túng quẫn, anh đánh liều đi mua thuốc diệt cỏ về với ý định giải thoát chính mình và hai đứa con nhỏ. May mắn là ngay chính lúc anh chuẩn bị tìm đến cái chết thì hình ảnh chị Tiền lại hiện lên trong tâm trí anh. Nghĩ đến cảnh người phụ nữ mình hết mực thương yêu và tình nghĩa vợ chồng nhiều năm nay, anh không cam lòng ra đi. “Khi ấy, tôi chợt thức tỉnh, tôi nghĩ rằng mình phải tìm mọi cách để cứu vợ mình thoát khỏi cái nơi địa ngục trần gian, trở về cùng gia đình, dù có phải đánh đổi lấy mạng sống của mình. Khi vợ còn mắc kẹt nơi ấy, tôi không thể bỏ mặc cô ấy được”, anh Đẹt thổn thức.

Có thể nói, vợ chồng anh Đẹt hết sức may mắn, bởi câu chuyện của gia đình anh đến tai một nhà từ thiện. Thương cảm cho hoàn cảnh gia đình anh và số phận trôi nổi của chị Tiền, họ đã giúp anh lo được số tiền để chuộc vợ về. Đến bây giờ mỗi lần nhớ lại, cả hai vợ chồng cứ nghĩ rằng ngày trở về là một giấc mơ. Anh Đẹt từng bất lực khi nghĩ đến chuyện đưa vợ trở về. Còn chị Tiền cứ nghĩ rằng mình sẽ không thoát được mà bỏ mạng nơi xứ người.

Từ ngày được về nhà, dù nghèo khổ đến đâu anh chị vẫn cảm thấy hạnh phúc bởi vợ chồng và các con sớm tối còn được ở bên nhau. Cuộc sống vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ của bà con chòm xóm, anh chị cũng dựng được một căn nhà tạm bợ để tránh nắng tránh mưa. Anh Đẹt chăm chỉ sớm tối đi làm không quản ngại khó khăn, còn chị Tiền dù không có sức khỏe tốt nhưng vẫn gắng học nghề may để có được đồng ra đồng vào. Năm nay, hai đứa con đã quá tuổi vào lớp một, anh chị chắt chiu từng đồng quyết tâm cho các con đi học. “Có cái chữ, chúng sẽ không dại dột như cha mẹ chúng ngày nào. Sau khi trở về nhà, vợ chồng chúng tôi thương yêu nhau hơn, thà là sống cuộc sống ng-hèo khó mà được ở bên nhau, còn hơn là có tiền mà mỗi người một nơi”, chị Tiền chia sẻ. Còn anh Đẹt nói, có thế nào anh cũng không bao giờ đánh đổi hạnh phúc của mình lấy những giấc mơ viển

vông như anh chị đã từng.

Ông Đoàn Văn Phước, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ cho biết, trong khu vực, gia đình anh Đẹt và chị Tiền có hoàn cảnh hết sức khó khăn. UBND phường cùng các đoàn thể xã hội có khoản hỗ trợ cho gia đình hàng tháng, mong anh chị cùng các cháu có động lực vượt qua nghèo khó. Câu chuyện xuất ngoại của chị Tiền cũng là một bài học cho mọi người.

Tan Vỡ Giấc Mơ Thoát Nghèo Sau Khi Để Vợ Đi Lấy Chồng Ngoại

Nguyên Anh

Chị Tiền nhớ lại quãng thời gian bị lừa xuất ngoại để lấy chồng

Page 17: Mekong 112

18 Số 112 - Tháng 4/2016CUỘC SỐNG QUANH TA

Ông Lê Văn Cảnh 84 tuổi, ngụ ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, đã tìm ra phương thuốc chữa được căn bệnh ung thư bàng quang, trong lúc tưởng chừng như đã tuyệt vọng.

*10 năm đối mặt với bênh ung thư bàng quangTiếp đón chúng tôi là một ông

lão phúc hậu, nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn cái tuổi 84. Khó có thể tin được ông đã có khoảng thời gian 10 năm đứng giữa ranh giới sinh tử, vì căn bệnh ung thư bàng quang giai đoạn cuối. Ông Cảnh và gia đình đón nhận kết quả trả về của bệnh viện “K (ung thư) bàng quang” như một bản án tử hình. Vào giữa năm 2004, khi ông thấy trong người mệt mỏi, đi tiểu khó và buốt đã tới khám tại bệnh viện huyện Châu Thành. Tại đây, họ thấy ông có dấu hiệu của ung thư , nên đã chuyển ông lên bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang. Sau khi xét nghiệm, chụp chiếu, các bác sĩ kết luận ông bị ung thư bàng quang. Sau các đợt điều trị bằng thuốc và hóa chất kéo dài, căn bệnh không những không thuyên giảm mà còn thường xuyên tái phát khiến ông đau đớn đến kiệt quệ. Ông sút tới 15kg chỉ trong vài tháng, người như da bọc xương. Điều trị tại bệnh viện tỉnh 1 năm mà không dứt được bệnh, họ chuyển ông lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong 5 năm điều trị ở đây, gia đình ông tốn hàng trăm triệu với 3 lần mổ, 36 lần xạ trị và 9 lần truyền hóa chất.

Chị Lê Kim Dung (50 tuổi, con gái lớn của ông Cảnh) nhớ lại: “Đáng lẽ ba tôi phải truyền hóa chất 13 lần theo như phác đồ điều trị, nhưng sau lần thứ 9, do thể trạng ba tôi quá yếu, mỗi tuần truyền hóa chất 1 lần thì đến 5 ngày ông không ăn được gì, tóc đã rụng hết, chân đi không vững, các bác sĩ thấy thế khuyên nên dừng lại. Dù đã được

các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy tận tình chữa trị nhưng bệnh tình ba tôi đã tới giai đoạn cuối nên chúng tôi cũng không hy vọng ông có thể khỏe mạnh trở lại. Chúng tôi biết, có mấy ai bị ung thư mà qua khỏi. Tây y gần như đã bó tay, gia đình tôi vẫn nuôi hy vọng, đi thăm dò khắp nơi tìm các bài thuốc đông, nam kết hợp trong quá trình điều trị bằng hóa trị, xạ trị, chỉ mong giữ được ba tôi thêm vài năm…”

*Thoát chết kỳ diêu nhờ cây trinh nữ hoàng cung“Có bệnh thì vái tứ phương. Tôi

và các chị em sưu tầm, nghiên cứu tìm hiểu hàng trăm tờ báo có bài viết về các bài thuốc hay trị bệnh ung thư. Đã có khoảng thời gian hơn 1 năm, ba tôi uống nước của bông dừa cạn nhưng không có tác dụng. Cho đến khi tôi vô tình nghe mọi người trong bệnh viện truyền tai nhau rằng cây trinh nữ hoàng cung có thể chữa được căn bệnh quái ác. Sau đó vài ngày lại vô tình đọc được tờ báo có nhắc đến loài cây này”. Chị Dung tiếp lời. Từ đó, một tia hy vọng đã lóe lên. Chị bắt đầu ra tiệm thuốc bắc mua loại sấy khô về sắc cho ông Cảnh uống nhưng không thấy hiệu quả. Gia đình ông bàn bạc và quyết định tìm cây trinh nữ hoàng cung tươi để lấy nước lá uống. Tuy nhiên,

đây là loài cây hiếm, rất khó tìm, dù vậy các con ông vẫn kiên trì lặn lội khắp nơi, đến đâu cũng hỏi thăm về loài cây này. Trời không phụ lòng người, một thời gian sau gia đình ông cũng tìm ra và xin được gốc rễ đem về trồng. “Lúc tìm được cây trinh nữ hoàng cung rồi, gia đình tôi cũng băn khoăn lắm, tôi đã đọc nhiều tài liệu nói về tác dụng của loài cây này mà chưa thấy ai thật sự khỏi bệnh sau khi uống, nhưng rồi cũng bạo gan mà xay lấy nước cho ba tôi uống. Nhưng cũng vì liều lĩnh mà ba tôi mới được như ngày hôm nay”. Chị Dung hồ hởi

Chuyện xảy ra hết sức kỳ diệu, đến mức bây giờ gia đình ông vẫn không tin nổi. Vài tháng trước, các xét nghiệm liên quan đến căn bệnh của ông vẫn cho kết quả dương tính, vậy mà sau khi uống nước lá cây trinh nữ hoàng cung, đến bệnh viện siêu âm, các bác sĩ cũng phải ngạc nhiên vì bàng quang hoàn toàn bình thường. Vui mừng khôn xiết, hàng ngày ông dùng máy xay sinh tố xay 4 lá uống đều đặn trong 2 năm. Thấy cơ thể bình thường trở lại, gia đình đưa ông đi du lịch, cũng lúc này ông nghĩ mình đã khỏe hẳn rồi nên ngừng uống. Một thời gian sau, ông thấy trong người mệt mỏi, lên bệnh viện khám thì được biết khối u tái phát, nhưng ông không nhập viện điều trị mà xin được về nhà, tiếp tục uống nước lá trinh nữ hoàng cung. Một tuần sau đi khám lại thì khối u đã biến mất. Từ đó, ông kiên trì uống hàng ngày cho đến bây giờ.

Tuy nhiên, do không có bất cứ sự chỉ dẫn nào khi sử dụng loại cây này nên khi đó ông không biết rằng nó cũng gây ra một số tác dụng phụ. Sau một thời gian dài uống nước lá trinh nữ hoàng cung, bệnh tình có thuyên giảm nhưng người nhà thấy da dẻ ông xanh xao, môi nhợt nhạt đã đưa ông lên Khoa huyết học -

BV Chợ Rẫy xét nghiệm. Kết quả cho thấy ông bị giảm hồng cầu do uống nước lá trinh nữ hoàng cung quá liều. Kể từ đó, mỗi ngày ông chỉ uống 2 lá và đến bây giờ sức khỏe hoàn toàn được hồi phục. Một tác dụng phụ nữa là nếu uống lúc bụng rỗng sẽ có triệu chứng nôn mửa, vì thế ông khuyến cáo nên uống sau khi đã ăn no, và pha thêm chút muối vì hơi khó uống. Ông không quên dặn mọi người cần chọn đúng cây trinh nữ hoàng cung, vì loài cây này giống với cây đại tướng quân, uống nhầm dễ sinh thêm bệnh.

Giới thiệu về cây trinh nữ hoàng cung, ông dẫn chúng tôi ra vườn, chỉ cho chúng tôi những đặc điểm cơ bản để nhận dạng loài cây này: thân cây 2 năm tuổi có đường kính khoảng 20cm, cao 10cm; phiến lá dài 12cm, rộng 7-8cm, đầu nhọn, có màu xanh lục đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới; gân lá song song, gân giữ nổi ở mặt dưới phiến lá; hoa trinh nữ hoàng cung to, đều, màu trắng tím, có mùi thơm, cuống hoa màu xanh dài khoảng 4-7 lá. Từ khi phát hiện ra phương thuốc thần kỳ này, ông Cảnh cũng giới thiệu cho hàng trăm người bị ung thư bàng quang, tiền liệt tuyến, tử cung, và hàng trăm người khỏi bệnh đã đến nhà cảm ơn ông. Ông trồng một vườn cây trinh nữ hoàng cung trước cổng nhà, ai hỏi ông cũng hào phóng tặng 1 cây và giới thiệu về tác dụng kỳ diệu của loài cây này.

BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú (Viện Pháp y quốc gia) cho biết, nhiều nghiên cứu đã chứng minh cây trinh nữ hoàng cung có chứa 32 loại alkaloids, có tác dụng chống sự phát triển của tế bào khối u, kháng khuẩn, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các khối u.

Chữa khỏi ung thư bàng quang nhờ cây trinh nữ hoàng cungThảo Nguyên

Thời đại Internet, nhiều người khi ốm đau hoặc có người thân mắc bệnh, đã không trực tiếp tới cơ sở y tế, mà tự chữa trị theo những hướng dẫn trên Internet. Tuy nhiên, thói quen “thăm, khám” sức khỏe thường xuyên trên mạng này, đôi lúc cũng dẫn người bệnh tới những hậu quả khó lường …

*Thói quen khám “bác sĩ mạng” Tìm kiếm thông tin sức khỏe

trên mạng ngày một phổ biến. Đối với không ít người, nếu có vấn đề về sức khỏe thì chẳng cần đi khám bác sĩ cho mất thời gian, chỉ việc lên google gõ vài từ khóa là có thể tự chuẩn đoán rồi mua thuốc uống là xong. Không quá khó khăn khi lên trên mạng để tìm hiểu về phương pháp phòng ngừa, chữa trị một căn bệnh nào đó, cho dù đó là bệnh nan y nguy hiểm. Chỉ một cú click chuột trong Google về “điều trị hẹp van

tim” đã cho tới gần 750.000 kết quả trong vòng chưa đầy 0,3 giây, hay với “thuốc chữa ung thư đại tràng” có tới 696.000 kết quả. Không chỉ vậy, trên các trang mạng xã hội còn có hàng trăm ngàn, thậm chí tới hàng triệu lời chào mời, quảng cáo về biệt dược, thực phẩm chức năng, thuốc điều trị đến khám chữa bệnh lưu động.

Đối tượng thường bắt bệnh trên mạng phần đông là chị em phụ nữ vì tâm lý hay lo lắng, sợ sệt và e ngại đi khám bệnh tại các cơ sở y tế. Không ít phụ nữ đã phải sống trong sợ hãi, lo lắng, đau khổ nhiều năm liền vì tưởng mình bị bệnh khi tra cứu thông tin trên mạng. Do yếu tố tâm lý tác động nên khi tra cứu thông tin sức khỏe trên Internet, người ta thường tự chẩn đoán mình có khả năng mắc bệnh nặng và rất sợ sự thật nên không can đảm đối diện.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh

viện Bạch Mai, kết quả nghiên cứu trên 19 website thường xuyên đưa những thông tin về sức khỏe thì có đến 10 website đưa thông tin sai ng-hiêm trọng, trong 9 website còn lại chỉ có 1 trang đáng tin cậy, 8 trang kia… lúc đúng lúc sai.

*Cần tỉnh táo chọn lọc thông tinViệc đánh giá và lựa chọn những

thông tin chính xác và phù hợp qua mạng Internet không phải là vấn đề dễ dàng, nhất là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Những thông tin sai lệch có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng con người. Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện liên tục tiếp nhận những ca biến chứng do bệnh nhân lướt web tìm thông tin về triệu chứng bệnh rồi tự chữa trước khi đến bác sĩ khám.

Đã có không ít trường hợp chỉ vì thăm khám trên mạng mà dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Chị L.H (Đồng Nai) có cô con gái 3

tuổi. Khi thấy con mình bị nổi vài cục hạch nhỏ ở sau gáy và cổ, chị lập tức lên mạng tra cứu thông tin và vào các diễn đàn chia sẻ với các mẹ khác, thì nhận được nhiều thông tin cho là chị quá lo xa, con họ đứa nào cũng bị vậy, đó là những hạch bạch huyết rất bình thường của cơ thể. Chị H lấy đó làm yên tâm, bẵng đi thời gian sau, khi các cục hạch bị rỉ mủ, cả nhà hốt hoảng lập tức đưa đi nhập viện thì được bác sĩ thông báo là bé bị lao hạch và do để quá lâu bị biến chứng. Bà mẹ trẻ được một phen khiếp vía và hoảng sợ nhớ đời, cũng may là bé không bị nguy hiểm đến tính mạng.

Trên thực tế, có không ít thông tin về y tế, sức khỏe trên mạng bị “nhiễu” vì mục đích kinh doanh của các công ty dược hay phòng khám tư. Nhiều người lợi dụng diễn đàn để quảng cáo sản phẩm của mình khiến người tiêu dùng lầm tưởng đó là thông tin y tế chính thống. Việc

Đừng quá tin vào “bác sĩ mạng”TS. Nguyễn Anh Dũng

Page 18: Mekong 112

19Số 112 - Tháng 4/2016 MÊKÔNG - DÒNG CHẢY

Wat Arun (chùa Arun) còn được gọi là chùa Bình Minh. Ngôi chùa đứng uy nghi trên bờ Thonburi của dòng sông Chao Phraya, Thái Lan. Chữ Arun được đặt theo tên Aruna, tên của vị thần bình minh của người Ấn Độ. Mặc dù có tên là Bình Minh, thế nhưng cảnh tượng ngoạn mục nhất của ngôi chùa lại là khi nhìn từ phía Đông của dòng sông vào lúc hoàng hôn, lúc mà ngọn tháp của chùa Arun tạo thành một hình ảnh ấn tượng so với đường chân trời.

Chùa Arun là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho lối kiến trúc của núi Meru, trung tâm của thế giới trong vũ trụ học Phật giáo. Trong thần thoại của Phật giáo Tây Tạng, núi Meru là nơi vừa đại diện cho trung tâm của vũ trụ, vừa là điểm cốt lõi duy nhất của tâm mà các nhà thông thái tìm kiếm. Núi Meru cao đến hàng ngàn dặm và nó nằm đâu đó bên ngoài tầm bay của máy bay, thuộc về một cảnh giới của sự hoàn hảo và siêu việt.

Mặc dù ở chùa Arun không có những pho tượng thiêng liêng, nó vẫn luôn được nhiều người tôn kính. Dưới thời trị vì Vua Rama Đệ Nhất, vị Vua đầu tiên của triều đại Chakri, ông đã hủy bỏ việc công nhận chùa Chaeng (tiền thân của chùa Arun) là chùa của hoàng gia khi ông dời kinh đô qua bên kia sông và nay là trung tâm của Bangkok. Sau đó, vua Rama Đệ Nhị đã khôi phục lại sự vinh quang trước đây của ngôi chùa và đổi tên thành chùa Arun Rachatharam.

Dưới thời trị vì của vua Rama Đệ Tam, ngọn tháp chính của chùa Arun đã được nâng lên cao đến 67 mét, trở thành một trong những ngọn tháp cao nhất ở Thái Lan. Là một công trình nghệ thuật và kiến trúc tiêu biểu, quá trình trùng tu tuyệt tác nghệ thuật này đã được hoàn thành bằng việc gắn thêm

một số họa tiết, đồ trang trí tinh tế của nền nghệ thuật Trung Hoa và những thứ ấy lấp lánh trong ánh mặt trời. Chùa Arun là một trong những di sản còn sót lại từ triều đại Chakri của Thái Lan. Trong thời đại hoàng kim của Ayutthaya, tàu của các quốc gia khác nhau đi xuôi ngược “dòng sông của các vị vua”, thường dừng lại ở ngã ba sông Chao Phraya, nơi ấy được gọi là Thonburi, để tiếp thêm các nhu yếu phẩm và những sản vật vốn rất dồi dào ở khu vực này. Các thủy thủ dừng lại ở đấy để đảnh lễ trước ngôi chùa cổ Arun, lúc ấy chùa được gọi là chùa Makok, hay là chùa Makok Nok.

Chùa Arun còn là nơi đặt pho tượng Phật ngọc lục bảo (pho tượng Phật quý giá và thiêng liêng nhất của Phật giáo Thái Lan), trước khi nó được chuyển tới chùa Phra Kaeo vào năm 1785. Tuyệt tác nghệ thuật bên bờ sông của các vị Vua tại thủ đô Bangkok này gồm một ngọn tháp cao lớn đồ sộ mang phong cách chùa tháp của người Khmer, đây cũng là lối kiến trúc đặc trưng của ngôi chùa Thái Lan, bao quanh ngôi tháp lớn là bốn ngôi tháp nhỏ hơn. Hiện tại, tòa tháp chính của chùa cao đến 79 mét, được trang trí bằng gạch gốm và những mảnh sứ nhiều màu mà trước đó đã sử dụng như đá ba-lát được vận chuyển bằng đường thủy từ Trung Hoa đến Bangkok. Những mảnh sứ lấp lánh được khảm khắp mọi ngóc ngách, khe hở và mọi bức tường của ngôi tháp, tạo ra một tuyệt tác nghệ thuật sáng rỡ, đầy

sức thu hút. Những pho tượng cũng được trang trí theo lối khảm sành. Bốn góc ngoài của những ngọn tháp có gắn các bức tượng của thần Phra Phai, vị thần gió. Tại cổng đi vào của chùa có hai pho tượng người khổng lồ trong thần thoại rất ấn tượng, tương tự như 12 pho tượng người khổng lồ ở chùa Phra Kaew hay còn gọi là Đại điện (Grand Palace).

Ngọn tháp lớn theo phong cách Khmer và bốn tháp nhỏ tại chùa Arun biểu trưng cho sự đại diện trên trần gian của tầng trời thứ 33. Du khách có thể leo lên ngọn tháp chính bằng lối cầu thang nhỏ và rất dốc. Cầu thang dẫn lên đến giữa lưng chừng của ngọn tháp, và tại đấy có một hành lang bao quanh tháp, vòng theo hành lang này, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn quang cảnh thủ đô Bangkok, hoặc nhìn ra con sông Chao Phraya và những ngọn tháp, những mái chùa lấp ló ở bên kia sông. Tòa tháp được xây dựng với nhiều tầng khác nhau và được điểm xuyến, trang trí bằng

những hình tượng phong phú, đa dạng, mang dáng dấp của bản sắc văn hóa Phật giáo và dân tộc Thái. Ở tầng đầu tiên của ngôi tháp tôn trí những bức tượng vô giá diễn tả những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Pho tượng Phật chính tôn trí bên trong ngôi tháp được cho là do vua Rama đệ nhị thiết kế, nhưng những bức bích họa thì có niên đại từ thời vua Rama đệ ngũ.

Chùa Arun nằm trên bờ phía Tây của con sông Chao Phraya cho nên du khách có thể đến viếng chùa bằng đường bộ hoặc bằng đường thủy. Nếu đi bằng đường thủy thì đi từ bến phà Tha Tien, gần chùa Pho. Khi đi bằng đường thủy, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và sự hùng vĩ của những ngôi tháp ở chùa Arun khi ngồi trên thuyền. Đến thăm chùa Arun, du khách có thể tản bộ trong khuôn viên khá rộng của chùa, với nhiều cây xanh rợp bóng, nhiều thảm cỏ xanh mướt, hoặc leo lên ngọn tháp chính để thu vào tầm mắt cảnh vật cùng thiên nhiên kỳ thú ở độ cao trên 50m. Du khách cũng có thể thuê những trang phục cổ truyền của người Thái để chụp hình lưu niệm trong khuôn viên của chùa. Cùng với sự phát triển của xã hội, khách du lịch, hành hương đến thủ đô Bangkok, Thái Lan ngày càng nhiều và chùa Arun là điểm đến không thể bỏ qua của hầu hết các du khách trong nước cũng như quốc tế mỗi khi đến Bangkok.

Wat Arun: Tuyệt Tác Nghệ Thuật Bên Bờ Sông Chao Phraya

Minh Phú.

Page 19: Mekong 112

20 Số 112 - Tháng 4/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Hai nữ sinh đang chở nhau bằng xe máy từ trường về nhà sau khi tan lớp, đi đến đoạn ngã tư Quang Trung-Phan Huy Ích thuộc phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM thì bất ngờ hai nam giới đi từ phía sau vụt lên. Giữa lúc đường đông người, hai đối tượng áp sát và tạt axit lên người của hai thiếu nữ rồi tăng ga bỏ chạy. Hai thiếu nữ được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng thương tích cực kỳ nghiêm trọng, còn lực lượng Công an thì nhanh chóng vào cuộc để truy tìm kẻ thủ ác.

*Vụ tạt axit kinh hoàngTrao đổi thông tin với Thượng tá

Trà Văn Lào, Trưởng Công an quận Gò Vấp được biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 10h30 ngày 30/3/2016, sau khi tan học Trần Nguyễn Ái Duyên (quê Bình Thuận, 21 tuổi) và Hoàng Tăng Thị Thu Hương (21 tuổi, quê Đắk Lắk) điều khiển xe máy lưu thông trên đường Quang Trung theo hướng đi về cầu Chợ Cầu. Khi hai nữ sinh này lưu thông qua đoạn gần ngã tư Quang Trung - Phan Huy Ích được khoảng 100 mét (thuộc phường 14, quận Gò Vấp) thì bất ngờ bị hai thanh niên điều khiển xe máy áp sát và tạt axit lên người, sau đó tẩu thoát. Quá hoảng loạn, xe máy của 2 sinh viên ngã ra đường, Hương đau đớn ôm mặt gào khóc, kêu cứu; còn Duyên chỉ bị axít văng trúng và thương nhẹ vài chỗ trên tay. Người dân địa phương phát hiện sự việc đã đưa hai nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.

Ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc, Công an phường 14 và Công an quận Gò Vấp đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để ghi nhận và điều tra vụ việc. Qua công tác lấy lời khai các nhân chứng có mặt tại hiện trường thì sau khi gây

án, 2 thanh niên nói trên tẩu thoát về hướng cầu Chợ Cầu. Về phía hai nữ sinh bị tạt axit thì nữ sinh Duyên may mắn chỉ bị phỏng một số vị trí ngoài da. Riêng Hương bị tạt axit vào giữa mặt khiến Hương bị bỏng nặng và được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để cấp cứu. Quá trình cứu chữa cho 2 nạn nhân gặp nạn, các bác sĩ đã rất cố gắng nhưng do sự ăn mòn của axit đã khiến cho họ gặp thương tích rất nặng. Thông tin từ phía Bệnh viện cho biết, nạn nhân Hương bị bỏng đến 3/4 diện tích gương mặt, bỏng nặng độ sâu 2,3. Giác mạc mắt trái bị tổn thương nặng không thể phục hồi. Riêng Duyên bị bỏng nhẹ một vài nơi do axit té vào. Điều đặc biệt là hai nữ sinh này hoàn toàn không thể đưa ra được bất cứ nhận định nào về lý do tại sao mình lại bị tạt axit. Quá trình sàng lọc, lực lượng điều tra cũng không làm nổi rõ được những mối quan hệ có mâu thuẫn nào nổi cộm nên việc truy tìm hung thủ gặp rất nhiều khó khăn.

*Kẻ thủ ác lộ diênThượng tá Lào cho biết, công

tác điều tra của lực lượng cảnh sát diễn ra gấp rút ngay trong đêm xảy ra vụ việc. Qua những thông tin thu thập được từ nhân chứng cũng như việc sàng lọc những chứng cứ thu được tại hiện trường, đến chiều ngày 1/4/2016, Cơ quan CSĐT Công an Q.Gò Vấp đã tiến hành tạm giữ 3 đối tượng gồm: Lương Thùy Kiều Quyên (SN 1995), Nguyễn Đình Thanh Tâm (SN 1996) và Phạm Hoàng Long (SN 1997, cùng quê Bình Thuận) để điều tra về hành vi tạt axit khiến một nữ sinh bị hủy

hoại khuôn mặt và một nữ sinh khác bị thương. Quá trình khai báo, đối tượng Tâm và Long đã thừa nhận hành vi đã tạt axit 2 nữ sinh nhưng là được do Quyên thuê. Đối tượng Phan Hoàng Long cho biết, do có quan hệ tự trước nên vào ngày 30/3/2016, Quyên có gọi điện thoại nhờ đi dằn mặt hai cô gái. Quyên bảo với Long là mang lọ chất thải đi hắt vào người hai cô gái. Đây chỉ là dung dịch làm nóng mặt chứ không phải axit và mục đích cũng chỉ là để hù doạ hai cô gái kia mà thôi. Quyên bảo với Long, làm xong phi vụ này sẽ trả 1 triệu đồng. Bản thân Long vốn là thợ săm làm việc ở Bình Thuận mới vào TPHCM được gần 1 tháng để học thêm nâng cao tay nghề. Khi được Quyên “nhờ”, Long đã lập tức đồng ý “giúp”. Nhận lời với Quyên, Long tìm đến gặp Tâm rồi nói mang chai dung dịch này đi hù dạo 2 cô nữ sinh sẽ được 1 triệu. Long đưa trước cho tâm 200 nghìn đồng rồi nói sau khi thực hiện xong sẽ nhận số tiền còn lại như đã cam kết.

Khoảng 10h ngày 30/3, Long được Tâm chở ra đầu đường Phạm Văn Chiêu (phường 14, quận Gò Vấp) đứng chờ. Khoảng 15 phút sau thì người này nhận điện thoại của Quyên. "Tâm bảo người cần tạt là cô gái đội nón bảo hiểm màu hồng và tôi làm theo chỉ đạo của cặp tình nhân này", nghi can khai. Thực hiện “nhiệm vụ” xong, Tâm chở Long về phòng trọ thay quần áo và thanh toán số tiền thỏa thuận ban đầu. Sau 2 ngày gây án, nam thanh niên bị cảnh sát bắt tại phòng trọ căn cứ vào lời khai của Quyên và Tâm. Tại cơ quan công an, Long nói thực sự

hối hận và muốn xin lỗi nạn nhân.*Lời khai kẻ chủ mưuCăn cứ theo lời khai của Long và

Tâm, cùng với đó là các tài liệu điều tra đã khẳng định, đối tượng Lương Thuỳ Kiều Quyên là chủ mưu trong vụ việc này. Quá trình làm việc tại cơ quan điều tra Quyên khai nhận, nguyên nhân dẫn đến vụ việc này là do thù ghét chuyện tình cảm đồng giới. Theo đó, Quyên và nạn nhân Duyên vốn là bạn học cùng trường phổ thông ở Bình Thuận và đã có quan hệ yêu đương đồng giới. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, cả Quyên và Duyên cùng thi vào trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật miền Nam, học chung lớp. Hai người cũng thuê một phòng trọ để ở cùng với nhau trong suốt khoảng thời gian mới đi học. Tuy nhiên, vì trong cuộc sống có nhiều vấn đề khúc mắc, giữa Quyên và Duyên liên tục xảy ra những mâu thuẫn nên hai người đã cãi cọ liên hồi. Đến khi Duyên quyết định chuyển ra ngoài thì Quyên luôn mang một suy nghĩ trong đầu là đã có “người tình mới” nên ghen tuông rất dữ dội.

Thời gian gần đây, Quyên điều tra ra được việc Duyên có quan hệ tình cảm với người bạn tên Hương nên càng tức tối hơn. Trong khi đó, bản thân Quyên sau khi chia tay với Duyên cũng đã có quan hệ tình cảm với Tâm nhưng vẫn thấy ghen tức chuyện Duyên có bạn tình mới. Theo lời khai của Quyên thì cô đã mang toàn bộ câu chuyện của Duyên và Hương kể với Tâm rồi hai người bàn kế hoạch tạt axit để dằn mặt. Sau đó, Quyên và Tâm thuê Long tạt axit với giá 1 triệu. Trong vụ việc này, Long mới là người tạt axit. Trước vấn đề lời khai của Quyên và Long không đồng nhất, Công an quận Gò Vấp cho biết sẽ tiến hành điều tra mở rộng vụ án để có thể xác định chính xác nội dung vụ việc, hung thủ thực sự trước khi hoàn thiện hồ sơ để tiến hành truy tố trước pháp luật.

Vụ hai nữ sinh bị tạt axit giữ đường phố Sài Gòn:

Đánh Ghen “Tình Mới” Của Người Yêu Đồng GiớiNhật Lâm

3 đối tượng Quyên, Tâm, Long

Hình ảnh của nạn nhân Hương khi chưa bị tạt axit

Nữ sinh Duyên bàng hoàng kể lại sự việc với phóng viên

Page 20: Mekong 112

21Số 112 - Tháng 4/2016 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Biết con gái 14 tuổi đang rơi vào lưới tình với một chàng trai, vợ chồng bà Trần Thị Thông cấm cửa không cho con qua lại với người yêu. Sáng 16/3 khi bước vào cửa phòng gọi con gái dậy đi học, vợ chồng ông mới tá hỏa khi thấy con gái cùng người tình đang ôm nhau ngủ mà không một mảnh vải che thân.

*Cấm cửa vẫn không cấm được “yêu” Ngày 22/3 vừa qua, Công an

huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 3 tháng đối với Lê Văn Phước Thanh (19 tuổi, ngụ ấp 6, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ về hành vi “Giao cấu với trẻ em”. Nạn nhân là em Ng.T.T (14 tuổi, ngụ cùng địa phương).

Kể lại sự việc, bà Trần Thị Thông (42 tuổi, mẹ em T.) tỏ ra vô cùng bức xúc. Bà cho biết, cách đây vài tháng gia đình phát hiện con gái có quan hệ yêu đương với thanh niên tên Thanh ở gần nhà. “Từ ngày T. lên lớp 8, gia đình tôi cho con đi học thêm buổi tối ở nhà cô giáo. Đồng thời mua cho con một chiếc điện thoại di động để tiện liên lạc. Cách đây vài tháng, tôi có kiểm tra điện thoại của con, thì vô cùng bất ngờ vì con thường xuyên nhắn tin với một thanh niên nào đó, được lưu tên trong điện thoại là “chồng”, hai đứa xưng hô với nhau là vợ - chồng”, bà Thông kể. Từ ngày phát hiện con gái có mối quan hệ yêu đương, thỉnh thoảng được hàng xóm kể lại, bà mới biết con gái vẫn lấy cớ ra ngoài đường vào buổi tối để hẹn hò với Thanh. “Vài ngày nó lại xin tôi ra ngoài vào buổi tối để sang nhà bạn hỏi bài. Mãi về sau này tôi mới biết nó nói dối để ra ngoài đi chơi với người yêu. Thậm chí, nó còn nói dối đi học để đi với Thanh cả buổi tối”, bà Thông nức nở nói.

Mặc dù từ khi biết con gái rơi vào lưới tình với một chàng trai, vợ chồng bà Thông phản đối hết sức gay gắt, thậm chí đã cho T. một trận “nhừ tử”, thế nhưng vì công việc đồng áng, cả hai vợ chồng bà không có nhiều thời gian để quan tâm con cái, nên không biết mối quan hệ của T. và chàng thanh niên tên Thanh ngụ cùng địa phương đã đi quá xa từ khi nào. Biết con gái hay hẹn hò với Thanh vào buổi tối, bà Thông đã cấm cửa, không cho T. đi ra ngoài vào buổi tối nữa. Thế nhưng, sự cấm cản của cha mẹ đã không ngăn cản được cô bé 14 tuổi đi theo tiếng gọi của tình yêu. Cho đến khi hai vợ chồng bà Thông tá hỏa khi tận mắt chứng kiến cô con gái làm chuyện “người lớn” với người yêu ngay trong phòng mình, thì tình yêu của cô bé mới lớn mới thật sự chấm dứt.

Bà Thông bàng hoàng kể, buổi sáng ngày 22/3, lúc bà chuẩn bị đi chợ thì vẫn chưa thấy con gái dậy đi học. Vì thế, hai vợ chồng bà đã vào phòng để gọi con dậy. Vừa bước vào cửa phòng, cả hai vợ chồng bà đều chết đứng khi chứng kiến cảnh tượng “kinh hoàng”. Em T. cùng chàng thanh niên tên Thanh đang ôm ấp nhau trên giường, người không có một mảnh vải che thân. Điều đáng nói là, trong suốt thời gian vừa qua, bà Thông đã cấm con gái ra ngoài vào buổi tối, cứ 7h tối là bà ra khóa cổng để “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Vì thế, cảnh tượng con gái ôm ấp người tình ngay trong phòng ngủ là một điều quá sức tưởng tượng.

“Ngay lập tức, tôi chạy đi báo với công an. Thì ra chúng nó dẫn nhau vào bằng cổng sau nhà. 7h tối là tôi ra khóa cổng, cứ yên tâm rằng con gái sẽ chấm dứt mối quan hệ với người tình của nó. Tôi không ngờ rằng nó lợi dụng lúc vợ chồng tôi đi ngủ rồi, nó mới lén đi ra đằng sau nhà để dẫn Thanh vào phòng ngủ cùng. Hôm ấy, hai đứa nó ngủ quên nên mới bị tôi phát hiện”, bà Thông tâm sự.

Sau khi sự việc xảy ra, bà Thông tra hỏi con gái, T. cho biết đây không phải lần đầu tiên em dẫn Thanh vào phòng để làm chuyện “người lớn”. Đã nhiều lần em định kết thúc mối tình này, nhưng vì đã trao “cái ngàn vàng” cho Thanh cách đây nửa năm, nên Thanh thường xuyên dụ dỗ T. gặp gỡ để tiếp tục hành vi của mình mặc dù biết rõ rằng T. chưa đến tuổi vị thành niên. Dù bị cấm cửa, Thanh vẫn đòi T. dẫn vào

nhà bằng cách trèo cổng từ vườn nhà phía sau. Em cho biết một tuần em dẫn bạn trai vào phòng khoảng 2 lần. Sau khi quan hệ tình dục, hai người nằm nghỉ ngơi một lúc, rồi em lại đưa Thanh ra về bằng cổng sau nhà, nhờ vậy mà không ai hay biết gì. Không may, ngày vừa qua, cả hai cùng ngủ quên đến tận sáng hôm sau, nên mới bị cha mẹ T. phát hiện. Bây giờ thì Thanh không tránh khỏi vòng lao lý với tội danh “Giao cấu với trẻ em”. Tại cơ quan điều tra, Thanh đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Bà Thông cũng cho biết: “Khi phát hiện con gái qua lại với chàng thanh niên này, tôi đã phản đối vì Thanh không được học hành đến nơi đến chốn, cũng không có công ăn việc làm ổn định. T. đã từng xin cha mẹ cho yêu Thanh một cách trong sáng. Tôi nhất quyết không chấp nhận, chồng tôi không ít lần đánh cho nó “thừa sống thiếu chết”, vậy mà nó vẫn không hiểu ra mà làm chuyện tày trời như vậy”. Sau khi bị phát hiện dẫn người yêu về nhà ăn “trái cấm”, T. rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, không dám nói chuyện với ai, kể cả cha mẹ. Theo bà Thông, có lẽ con gái bà đang hận cha mẹ vì đã đẩy người tình vào bước đường cùng.

*“Vợ chồng bà Thông hành xử sai khi biết con yêu sớm”Những năm gần đây, hiện

tượng trẻ yêu sớm gia tăng mạnh, xảy ra nhiều vụ án “Giao cấu với trẻ em”, một phần vì khi yêu, các em không có ý thức giữ mình. Phần khác, các em chưa được giáo dục giới tính một cách đúng đắn. Trao đổi về vấn đề yêu sớm nói chung, và trường hợp của bé gái trong vụ án nói riêng, PGS. TS Trần Tuấn Lộ, Trưởng bộ môn Tâm lý học trường ĐH Văn Hiến cho biết, vợ chồng bà Thông đã

hành động vụng về khi phát hiện em T. yêu sớm.

“Thường khi phát hiện con yêu sớm, cha mẹ sẽ ngay lập tức có phản ứng là đánh con một trận thật đau để con cái tỉnh ngộ. Đây là một sai lầm không chỉ của riêng bà Thông, mà của nhiều bậc phụ huynh trong thời đại hiện nay”, theo PGS.TS. Trần Tuấn Lộ, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng yêu sớm, đó là sự thiếu thốn về mặt tình cảm. Bởi vậy, các bậc phụ huynh phải dùng một thứ tình cảm sâu nặng, tha thiết hơn để con có thể quên đi tình yêu nam nữ khi chưa đến tuổi. Điều đầu tiên các bậc cha mẹ phải làm, đó là quan tâm đến con cái nhiều hơn, thay vì cuốn theo vòng xoáy của công việc. Trong trường hợp gia đình em T., có thể dễ dàng thấy rằng cha mẹ em chưa thật sự quan tâm đến con cái, cho nên khi hàng xóm kể lại, bà Thông mới biết buổi tối con gái trốn ra ngoài để hẹn hò với bạn trai. Lịch học của em T., bà Thông không nắm được, cũng không thường xuyên cập nhật tình trạng học tập, các mối quan hệ bạn bè bằng cách liên hệ với các thầy cô giáo.

“Khi phát hiện con gái qua lại với một chàng trai, cha mẹ không nên đánh con một trận “thừa sống thiếu chết”, mà cần ngồi lại trò chuyện thân mật với con, giải thích thế nào là đúng, thế nào là sai, yêu sớm như vậy có tác hại như thế nào, ảnh hưởng đến tương lai ra sao. Nếu giải quyết bằng cách đánh con như vợ chồng bà Thông, chỉ khiến con cảm thấy mặc cảm, chán nản, và càng tiếp thêm sức mạnh để em T. lao vào mối tình sai trái kia mà thôi”, ông Lộ phân tích.

Hiện nay, chuyện em T. làm chuyện “người lớn” với người yêu khi chỉ 14 tuổi đã xảy ra, khiến Thanh vướng vòng lao lý, theo ông Lộ điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của T. Vì thế, gia đình bà Thông không nên nhắc lại chuyện cũ mà phải đồng cảm với con hơn, cùng con đối diện và vượt qua những tổn thương tâm lý, giúp em sớm ổn định học tập. Ông Lộ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến con cái ở tuổi mới lớn, vì tâm sinh lý các em rất phức tạp, cần vẽ đường đúng để huơu chạy, không nên né tránh các vấn đề nhạy cảm, dẫn đến những tình huống đáng tiếc xảy ra

*Tên nhân vật đã được thay đổi

“Yêu” nữ sinh lớp 8, thanh niên 19 tuổi vướng vòng lao lýNguyên Anh

Bà Thông trò chuyện với PV

Page 21: Mekong 112

22 Số 112 - Tháng 4/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Bà Vũ Thị Thi, mẹ của bị cáo Vũ Văn Tiến trong vụ thảm sát Bình Phước vẫn nuôi hy vọng nhỏ nhoi là con của bà có thể thoát án tử trong phiên tòa phúc thẩm tới, đề bà còn có thể gặp con dù là qua những chấn song lạnh lẽo.

*Mãi là đứa con khờ khạo của mẹChúng tôi gặp lại bà Vũ Thi

Thi, mẹ của bị cáo Vũ Văn Tiến đúng thời điểm bà vừa trở về từ trại giam sau chuyến thăm con trai. Bà Thi cho biết từ trước Tết, Tiến đã ổn định tinh thần hơn, cơ thể mập mạp, thần thái vui vẻ. Tiến đã tìm được thú vui trong phòng biệt giam trong thời gian rảnh là tết những con vật yêu thích gửi về tặng cho mỗi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, sau phiên tòa xét xử sơ thẩm lưu động ngày 17/12 vừa qua, Tiến có vẻ suy sụp. Chừng ấy phút hai mẹ con được gặp nhau là chừng ấy thời gian họ nói chuyện với nhau bằng những giọt nước mắt. Trong thời gian chờ đợi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bà Thi vẫn luôn nuôi hy vọng níu kéo sự sống cho cậu con trai.

Mỗi khi nhắc đến lỗi lầm của cậu con trai út, bà không ngăn được dòng nước mắt rơi xuống: “Đến bây giờ tôi vẫn chưa thể tin được sự thật là con trai mình có dính dáng đến vụ án này, không tin được nó có thể làm chuyện tày trời như vậy. Giả sử trước đây nó là một đứa trẻ cá biệt, từng gây lộn, ăn trộm, ăn cắp, thì tôi cam lòng để cho pháp luật xử lý. Nhưng trước giờ nó vô cùng hiền lành, ít nói, khờ khạo. Về chuyện nó gây án, tôi chỉ trách vì nó quá khờ khạo, chứ tôi tin rằng trong tâm nó không hề có một chút ác ý nào”.

Sau khi cậu con trai út bất ngờ bị bắt để điều tra vụ thảm án chấn động cả nước, bà Thi và chồng, ông Vũ Văn Hiền bất ngờ bao nhiêu thì đau khổ bấy nhiêu. Bà Thi cho biết, nỗi đau quá lớn khiến vợ chồng bà chưa được một đêm ngon giấc, một bữa ăn ngon cơm. Bà chia sẻ, trong cuộc đời gần 40 năm làm vợ, làm mẹ, bà chưa từng thấy chồng mình rơi nước mắt. Nhưng từ ngày tai họa rơi xuống gia đình bà cho đến tận bây giờ, ông Hiền luôn trong tâm trạng sầu thảm, đau khổ. Ông từng uống rượu say và có ý định tự tử trên đường đi làm về. May mắn thoát chết, nhưng đêm nào ông cũng khóc rất nhiều. “Đêm nào ông ấy cũng khóc, nhưng không hề trách thằng Tiến một câu. Ông ấy chỉ trách những bậc làm cha làm mẹ như chúng tôi, không thể kiếm được tiền cho con cái ăn học đàng hoàng, không dạy con đến nơi đến chốn, để nó bước chân vào con đường lầm lỗi”. Bà Thi vừa khóc vừa kể lại những ngày cuối cùng được ở bên cạnh con trai. “Những ngày trước khi nó bị bắt, có một linh cảm gì đó khiến tôi

tâm sự với Tiến nhiều hơn. Tôi nói tôi mong nó đưa người yêu về nhà, sớm lấy vợ, nó chê nhà mình ng-hèo vậy sao lấy vợ được. Nó nói đùa vậy chứ nó chưa bao giờ tự ti vì nhà nghèo, thậm chí còn rất thương bố mẹ, chỉn chu làm ăn. Nhưng ngẫm lại nó trẻ con và khờ khạo quá, chơi với bạn bè, bị lừa lọc nó cũng không nói với ai. Có lẽ vì tính nó ít nói nên Dương mới chọn Tiến để dụ dỗ nó đi làm chuyện tày trời như vậy”.

Bà Thi kể, những ngày đầu năm ngoái, hai vợ chồng bà đi xem tử vi cho Tiến, các thầy đều nói Tiến rất có thể sẽ phạm tội lớn và chịu tù tội. Bà Thi có nhắc con trai cẩn thận, nhưng Tiến chỉ cười trừ, sau đó chính Bà Thi cũng không để ý gì thêm, bởi với bản tính của Tiến, gia đình bà không ai tin Tiến lại có thể liên quan đến tù tội. Bà cho biết, cái đêm Tiến cùng Dương lên Bình Phước, dù bà đã linh cảm được chuyện không hay xảy ra nhưng vẫn yên tâm rằng Tiến đi qua đêm chỉ là do lâu ngày mới được gặp bạn bè. Đến khi cơ quan công an ập vào bắt Tiến, bà Thi vẫn tự nhủ rằng con trai mình đi gây lộn ở đâu đó, chỉ đến khi tận tai nghe Tiến trình bày với CQĐT, bà mới ngất lịm dần đi vì không thể tin chuyện này là sự thật.

Dù con trai đang vướng vào vòng lao lý, nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nên vợ chồng bà Thi vẫn phải tiếp tục đi làm kiếm tiền. Nhờ có sự động viên của gia đình, hàng xóm và những người xung qua-nh, ông bà mới có động lực để gắng sức làm việc. Số tiền kiếm được, vợ chồng bà dành một phần nhỏ để lo cho cuộc sống hàng ngày, còn phần lớn hơn vẫn chắt chiu để có thể đi thăm cậu con trai. Mặc dù mỗi lần lên

thăm, ông bà không thể trực tiếp gặp Tiến, nhưng vài ngày bà Thi lại sắp xếp thời gian lên gửi đồ cho con trai.

“Tiến nó kén ăn lắm, tôi sợ ở trong đó nó không ăn được nhiều lại ốm, vì thế tôi luôn chuẩn bị những món ăn nó thích để mang lên cho nó. Bây giờ nó đang hối hận và thương cha mẹ lắm. Vì thế đêm nào tôi cũng cầu trời khấn Phật để nó thoát được con đường cùng, để thỉnh thoảng gia đình tôi còn được gặp gỡ trò chuyện với nó. Trước giờ Tiến rất ít khi tâm sự chuyện gì với bố mẹ, nhưng đến khi bị di lý lên công an Bình Phước, nó mới ngoái đầu lại nói nó thương tôi lắm”, bà Thi nói trong nước mắt. Trong những câu chuyện mà bà Thi chia sẻ, có thể thấy dù cậu con trai có phạm tội lớn như vậy, nhưng đối với vợ chồng bà, Tiến vẫn là cậu con trai út nhỏ bé, dại dột, không đáng phải chịu mức án cao nhất.

Bà Thi kể lúc đợi Tiến ở phòng chờ thăm nuôi có gặp qua Dương (tử tù Nguyễn Hải Dương, kẻ chủ mưu trong vụ thảm sát Bình Phước). Dương đứng từ xa nhìn mẹ bạn thân rồi cúi đầu chào một cách đầy hối lối. Bà Thi giận dữ quay mặt bỏ đi, bà nói: “Nếu không kịp kiềm chế tôi sẽ lao tới tấn công Dương, chính hắn lôi kéo, ép buộc con trai tôi vào tội ác. Hắn khiến án tử treo lơ lửng trên đầu con trai tôi. Nhưng nghĩ lại, tôi đành nuốt mọi uất hận vào trong. Dương cũng đã bị xử tử hình và chắc chắn không thoát được án tử. Trong buổi xét xử sơ thẩm, Dương đã cầu xin tha tội chết cho con trai tôi”.

*10.000 chữ ký xin tha tội chết cho Tiến Từng ngày trôi qua, bà Thi càng

thêm vững tin hơn trong hành trình xin tha tội chết cho con. Bà thường xuyên liên lạc với luật sư Lê Văn Nam, người tự nguyện hỗ trợ pháp lý cho tử tù Vũ Văn Tiến kháng án xin ý kiến tư vấn. Nhưng ngày qua bạn bè, đồng nghiệp, thân nhân, thậm chí là cả những người lạ từng những nơi xa xôi tìm về căn phòng trọ ọp ẹp của bà để động viên, hỗ trợ.

Suốt những ngày vừa qua, bà Thi đã tự mình viết “Đơn xin tha tội

chết” cho con trai gửi lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đồng thời, bà còn thu thập được hơn 10.000 chữ ký của mọi người từ nhiều nơi trên cả nước với mong muốn pháp luật cho Tiến một con đường sống. Mở đầu lá đơn bà Thi viết: “Thưa Chủ Tịch Nước. Là mẹ của bị cáo Vũ Văn Tiến, tôi không hiểu biết nhiều về luật pháp để có thể đứng ra tranh luận bảo vệ con. Nhưng dù không hiểu rõ luật, tôi vẫn tin Tiến con tôi bị xử tội “tử hình” là quá nặng”. Trong đơn bà Thi khẳng định con trai bị Dương lôi kéo, và buộc phải thực hiện hành vi phạm tội nếu không sẽ bị giết người bịt đầu mối. Tin tưởng con trai là đứa hiền lành, thậm chí có phần khù khờ bà Thi khẳng định “Tiến bị lôi kéo chứ hoàn toàn không có động cơ hay mục đích gì”.

Đi kèm theo lá đơn của bà Thi là lá đơn kèm chữ ký của 10.000 người, một phần do vợ chồng bà Thi đi xin, một phần do người dân từ nhiều nơi chủ động tìm đến để được ký, lá đơn có nội dung: “Chúng tôi là những người dân lương thiện và vô cùng bất bình, phẫn nộ trước tội ác mà Nguyễn Hải Dương đã gây ra. Chúng tôi vô cùng thương xót cho nỗi đau thương mất mát của gia đình 6 nạn nhân và cũng thấu hiểu những bi kịch mà gia đình Tiến đang gánh chịu. Chúng tôi cảm thông cho tình cảnh trớ trêu mà Tiến dính phải. Suy cho cùng, Tiến cũng là một nạn nhân của Dương. Vì thế, bằng chữ ký thay cho lời thỉnh cầu, chúng tôi mong các cơ quan chức năng xem xét cho Tiến một con đường sống”.

Qua báo chí, truyền thông, bà Thi tha thiết gửi lời xin lỗi thành tâm nhất đến thân nhân các bị hại. “Về cái chết của 6 nạn nhân, tôi không biết lấy gì để chuộc lại lỗi lầm mà con trai tôi góp phần gây ra. Tôi chỉ biết tụng kinh, niệm Phật mong họ yên nghỉ nơi chín suối”. Theo bà Thi, đó không chỉ là một lời hứa đơn thuần mà là việc làm xuất phát từ đáy lòng nếu Tiến may mắn thoát án tử hình. Bà cho biết mình sẽ quy y cửa Phật để báo đáp công ơn Tiến được tái sinh. Mỗi ngày bà lên chùa ăn chay, niệm Phật, cầu siêu cho các nạn nhân, cầu bình an cho chúng sinh trong thiên hạ. “Nhưng nếu cuối cùng Tiến vẫn bị kết án tử, vợ chồng tôi sống cũng như đã chết, có khác gì nhau”, bà Thi nói trong nước mắt.

Luật sư Lê Văn Nam, người nhận bào chữa miễn phí cho bị cáo Vũ Văn Tiến trong phiên tòa sắp tới cho biết, khi đến gặp bị cáo Dương để lấy thêm một số tình tiết bào chữa cho Tiến, Dương rất hối hận về những việc đã làm, nhận hết lỗi về mình, đồng thời khẩn cầu luật sư cứu lấy Tiến bằng mọi cách.

Mẹ bị cáo Vũ Văn Tiến: Hi vọng con thoát án tử

N.A

Cha mẹ bị cáo Vũ Văn Tiến bên cạnh lá đơn có chữ ký của 10.000 người dân

Lá đơn xin tha tội chết cho con trai mà bà Thi tự tay viết

Page 22: Mekong 112

23Số 112 - Tháng 4/2016 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Nhờ khả năng tiếng Anh lưu loát và óc kinh doanh nhạy bén, từ một người bồi bàn, Tòng Mã Thiên phất lên như diều gặp gió trong ngành thủy sản miền Tây. Giàu lên nhanh chóng, Tòng không hiểu hết được sự khắc nhiệt của thị trường. Chỉ sau một thời gian ngắn, việc kinh doanh của đại gia này đã rơi vào cảnh thua lỗ, cộng thêm cách chơi ngông của mình. Từ vị trí đại gia, Tòng Mã Thiên đã “trở lại mặt đất”, không những thế vị đại gia này còn vướng vào vòng lao lý.

*Đại gia thủy sản có “số” ở miền Tây.Những ngày qua, thông tin đại gia thủy sản

Tòng Thiên Mã (tức Phan Bá Tòng - 42 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Mã - THMACO) bị bắt giữ khiến dư luận miền Tây không khỏi xôn xao. Bởi Tòng là một đại gia có “số” trong ngành thủy sản miền Tây, chỉ vài năm trước, cái tên Tòng Thiên Mã vẫn gắn liền với danh hiệu “doanh nhân trẻ thành đạt”. Nhưng nay, khoản nợ của “ông trùm” ngành thủy sản này được nhà chức trách công bố lên đến gần 700 tỷ cũng khiến cho nhiều người không khỏi giật mình.

Trước đó, trong tối 31/3, tổ công tác của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46 - Bộ Công an) đã phối hợp cùng công an TP.Cần Thơ, công an phường Cái Khế, công an Q.Ninh Kiều tiến hành khám xét căn biệt thự của ông Phan Bá Tòng và trụ sở công ty Thiên Mã tại quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. Cùng với đó lực lượng chức năng cũng khám xét nhà riêng của bà Trần Thị Diễm (46 tuổi, Kế toán trưởng Công ty Thiên Mã, cũng ở TP.Cần Thơ). Qua khám xét, công an đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến các hồ sơ, khoản vay vốn có vi phạm tại nhiều ngân hàng tại Tp. Cần Thơ. Vào ngày 1/4, lực lượng PC46 (Bộ Công an) cũng đã phối hợp công an TP Cần Thơ thực hiện lệnh bắt giam ông Phan Bá Tòng và bà Trần Thị Diễm. Cả hai bị bắt khi đang có mặt tại TP.HCM, bị điều tra về hành vi sai phạm về kinh tế liên quan đến các khoản vay tại một số ngân hàng ở TP.Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, trong những năm gần đây, trước tình hình ngành xuất khẩu thủy sản trong nước gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp thủy sản Thiên Mã do Tòng làm Giám đốc cũng không thoát khỏi vòng xoáy khắc nhiệt của quy luật thị trường. Từ vị thế đang là một trong số những doanh nghiệp làm ăn phát đạt nhất khu vực ĐBSCL, công ty Thiên Mã dần rơi vào cảnh mất cân bằng thu chi, làm ăn thua lỗ trong nhiều năm liền. Để tránh doanh nghiệp rơi vào cảnh phá sản, với cương vị Giám đốc Công ty, Tòng đã chủ động thực hiện việc vay mượn các nguồn vốn (mà chủ yếu là vốn từ ngần hàng) để trả nợ cũ và tiếp tục hoạt động sản xuất. Để thực hiện việc vay vốn trên, Tòng đã phối hợp cùng với kế toán trưởng của công ty là Trần Thị Diễm làm nhiều hợp đồng vay vốn từ nhiều ngân hàng tại TP.Cần Thơ và khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu thủy sản trong những năm tiếp theo vẫn gặp phải nhiều khó khăn, trong khi các khoản nợ ngân hàng với lãi suất cao từ những lần vay trước ngày một lớn, Công ty Thiên Mã bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Vào tới thời điểm cuối năm 2012, trước tình trạng làm ăn liên tục thua lỗ của công ty, Tòng Thiên Mã đã tuyên bố công ty thua lỗ, mất khả năng thanh toán khoản nợ của các ngân hàng ở Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, cùng nhiều doanh

nghiệp, người dân nuôi cá… Qua quá trình điều tra, phía cơ quan chức năng đã phát hiện trong số hồ sơ vay vốn trên có rất nhiều hô sơ thiếu minh bạch, số tiền chuyển sang nợ xấu tới thời điểm hiện tại đã lên đến khoảng 700 tỉ đồng.

*Từ anh bồi bán tới đại gia “tiêu tiền như nước”.Nhắc tới cái tên Tòng Mã Thiên, ngoài việc

được biết tới là doanh nhân thủy sản thành đạt, hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu cá tra, ba sa, người đàn ông này còn được dư luận biết tới là đại gia ăn chơi có “số” - nổi tiếng với sự hào phóng và xài tiền như nước tại khu vực miền Tây. Do đó, việc vướng vào cảnh lao lý hôm nay của vị đại gia này, theo nhiều người dân Cần Thơ nhận định, việc nợ nần không chỉ đơn thuần xuất phát từ việc kinh do-anh thua lỗ mà còn tới từ việc ăn tiêu quá tay của vị đại gia này.

Theo tìm hiểu của p/v Báo Thời báo Mê Kông thì được biết, vốn xuất thân từ gia đình khá giả ở tỉnh Cà Mau, nên Tòng được gia đình cho ăn học khá chu đáo. Sau thời gian học hết phổ thông, Phan Bá Tòng rời quê lên TP.Cần Thơ để theo học tại một trường đại học có tiếng ở nơi đây. Nhờ chằm chỉ học tập, Tòng tốt nghiệp với tấm bằng ưu ở trong tay, cùng vốn tiếng Anh khá lưu loát. Sau khi rời ghế giảng đường, vì muốn bám trụ lại thành phố sôi động, Tòng đã xin vào làm tiếp tân ở một khách sạn, rồi sau đó trở thành tay pha chế rượu có tiếng ở vùng đất Tây Đô được nhiều dân chơi, đại gia biết tới.

Với công việc thường xuyên tiếp xúc với đại gia lắm tiền, nhiều bạc, bằng khả năng ăn nói lưu loát cùng thái độ luôn thân thiện với mọi người, Tòng được khá nhiều vị khách “sộp” để ý. Vào năm 2000, một dịp may đã làm thay đổi cuộc đời Tòng, đó là vào khoảng thời gian này, Tòng may mắn được phục vụ thường xuyên cho thương nhân người Mỹ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản. Nhận thấy người tiếp tân không chỉ thành thạo ngoại ngữ, mà còn có đầu óc quản lý. Ngay sau đó, vị thương nhân người Mỹ này đã đề nghị hợp tác với Tòng để mở đại lý cung cấp hàng thủy sản sang Mỹ, chủ yếu là cá tra, basa phi lê.

Tuy mới lần đầu bước ra thương trường nhưng bằng khả năng nhạy bén của mình, Tòng đã sắp xếp đầu vào ổn định, chi phí cạnh tranh, các sản phẩm của Tòng được xuất qua Mỹ ngày

một nhiều. Tiếng tăm về tài kinh doanh của Tòng bắt đầu được vang xa, nhiều chủ nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu đã đứng ra hợp tác tốt và đỡ đầu cho Tòng làm ăn. Cuộc đời Tòng "sang trang" từ đó. Tuy còn “nhỏ” cả về tuổi đời và tuổi nghề nhưng với tham vọng rất lớn, muốn trở thành một đại gia bá chủ trong ngành chế biến cá tra, ba sa xuất khẩu ở miền Tây, Phan Bá Tòng đã quyết định phải tổ chức sản xuất lớn. Sau thời gian làm đại lý, năm 2005 Tòng tách ra thành lập Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã. Và từ đây, cái biệt danh Tòng Thiên Mã cũng gắn liền với người đàn ông này.

Thời gian đầu, thị trường xuất khẩu thủy sản vào các nước Tây Âu và nước Mỹ còn gặp rất nhiều thuận lợi. Công ty do Tòng làm Giám đốc, làm ăn phất lên nhanh chóng. Tòng Thiên Mã nhanh chóng trở thành doanh nhân trẻ có uy tín, và nhận được sự hậu thuẫn của nhiều ngân hàng trong khu vực ĐBSCL. Khi đã có nguồn vốn trong tay, ông chủ trẻ này chú tâm thực hiện ước mơ của mình. Sau đó, lần lượt xây 3 nhà máy chế biến thủy sản được xây dựng lên chỉ trong thời gắn; 12 trang trại nuôi trồng khép kín quy mô 100 ha, đảm bảo nguồn nguyên liệu 40.000 tấn mỗi năm. Vào thời điểm việc kinh doanh thuận lợi, công ty Thiên Mã của Tòng đã xuất khẩu 50-70 triệu USD một năm, giải quyết việc làm cho 3.000 - 4.000 công nhân...

Trong thời điểm việc làm ăn gặp nhiều thuận lợi “tiền vào như nước”, ông chủ trẻ Phan Bá Tòng với vẻ hào nhoáng luôn thể hiện mình là người có tiền, cùng phong cách xài tiền như nước. Ông chủ ngành thủy sản miền Tây này đã bỏ ra cả triệu đô la ở thời điểm đó để sắm riêng cho mình chiếc xe hơi Hummer H2 (được cho là chống đạn, chống bom mìn, chống khủng bố) mang biển số “độc” 95H-3333. Cùng với đó, gara tại tư dinh của Tòng cũng xuất hiện nhiều siêu xe với biển số độc mà nhiều đại gia khác cũng phải ngưỡng mộ. Không chỉ thế, vị đại gia này còn có ý định mua máy bay riêng để phục vụ việc làm ăn và ăn chơi của mình.

Ngoài việc mua sắm không “tiếc tay”, đại gia thủy sản này cũng lao vào những thú tiêu khiển tốn tiền không kém. Những câu chuyện tiếu lâm về việc xài tiền như nước của Tòng Thiên Mã vẫn còn được giới ăn chơi tại vùng đất Tây Đô truyền tai nhau cho tới nay. Trong thời gian ăn lên làm ra, Tòng Thiên Mã thường xuyên lui tới những chốn ăn chơi phồn hoa nhất, đắt đỏ nhất vùng đất Tây Đô. Không những thế, đại gia ngành thủy sản này cũng được biết đến là người chịu chi, chịu bo cho những bóng hồng phục vụ tại những nơi này. Những tiếp viên may mắn được phục vụ, Tòng thường xuyên bo hậu hĩnh. Còn trong những lúc đại gia thủy sản này cao hứng, thì các nhân viên phục vụ lại vớ bẫm.

“Giai thoại” ăn chơi của đại gia Tòng Thiên Mã và nghi án lừa đảo 700 tỷ đồng

Linh Linh

Tòng Mã Thiên bên xe siêu xe Hummer H2 của mình

Một trong số những nhà máy thủy sản của đại gia thủy sản Tòng Mã Thiên.

Page 23: Mekong 112

24 Số 112 - Tháng 4/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

LTS: Năm 2016, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới (CT MTQG XDNTM) là một trong hai chương trình Mục tiêu Quốc gia còn lại, cùng với Chương trình Giảm nghèo bền vững phục vụ lợi ích trực tiếp của gần 70% dân cư trên toàn quốc. Chặng đường 5 năm (2010-2015 - Giai đoạn I) thực hiện XD NTM đánh dấu những bước chuyển mình “kỳ tích” trên khắp các làng quê Việt Nam: Từ cơ sở hạ tầng được đồng bộ hóa với những công trình trọng yếu phục vụ nhu cầu của người dân, góp phần thay đổi cơ bản diện mạo khu vực NT nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu thiết yếu của người dân, góp phần nâng cao đời sống nhân dân… Quan trọng hơn là ý thức - vai trò của người dân, qua đó, từng ngày được nâng cao,… Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cần khắc phục nhằm đảm bảo hiệu quả, tính bền vững của chương trình.

Trước áp lực lớn của mục tiêu thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020: Khắc phục tồn tại, phát triển bền vững khu vực NT… Trước nhiệm vụ được Đảng - Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó, Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Văn phòng điều phối NTM TW vẫn dành một buổi chia sẻ thú vị, tâm huyết và vô cùng hữu ích cùng P/V Báo Thời Báo MeKong.

Báo Thời báo Mekong trân trọng gửi tới bạn đọc trong và ngoài nước nội dung cuộc trao đổi này:

* Thưa ông , Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới đã trải qua chặng đường 05 năm (2010-2015) với nhiều thành tựu nổi bật, mang tính đột phá, góp phần thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn. Ông có thể cho biết những đánh giá cơ bản nhất của mình về chặng đường xây dựng NTM vừa qua?

- Cục trưởng - CVP Nguyễn Minh Tiến: Chương trình MTQG XD NTM là chương trình được thực hiện phục vụ lợi ích trực tiếp cho gần 70% dân cư toàn quốc đang sinh sống tại khu vực NT. Chúng ta bắt tay vào thực hiện XD NTM trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn: Điều kiện nền kinh tế bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, SXNN bị tác động mạnh của khí hậu - thiên tai,... Do đó, trước đòi hỏi nhu cầu đầu tư rất lớn của chương trình, có nhiều ý kiến tính đến việc xem xét điều chỉnh mục tiêu tiêu thực hiện XD NTM trong suốt khoảng thời gian 2011-2014.

Dù vậy, thành quả lớn nhất cho chặng đường 05 năm vừa qua là đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của người dân, của cán bộ các cấp. Từ quan niệm: “Chương trình của Nhà nước” thành “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, đến nay đã được hoán đổi vai trò “Nhân dân làm,

Nhà nước hỗ trợ”. Sau 5 năm triển khai, chúng ta đã cơ bản khơi dậy sự tự chủ trong nhân dân, góp phần phát huy được vai trò chủ thể, củng cố - nâng cao lòng tin của người dân vào Đảng - Nhà nước…; Khẳng định thành công lớn: Đây là chương trình phù hợp lòng dân.

Về kết quả - thành tựu đạt được: Tính đến Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện (12/2015), toàn quốc đã có 1761 xã đạt chuẩn NTM (đạt gần 20% tổng số xã), bình quân đạt 12,9 tiêu chí/xã; Thu nhập đạt 24,6 triệu/người/năm tăng 1,9 lần so với khi bắt đầu. Cá biệt, tại một số địa phương, thu nhập thuần nông: 38 - 40 triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo 8,7 - 8,9% (so với khởi đầu là trên 15% - theo chuẩn nghèo cũ)…

Đặc biệt, từ quan điểm ban đầu là xây dựng “Xã đạt chuẩn NTM”, trong 05 năm qua đã xuất hiện các “Huyện đạt chuẩn NTM”. Tính đến nay đã có 20 huyện đạt chuẩn NTM (bao gồm cả Phong Điền - Cần Thơ, Phú Ninh và TX.Điện Bàn - Quảng Nam vừa được Thủ tướng chính phủ ký QĐ công nhận). Điều này cho thấy đã có sự phát triển một bước về chất: Các liên kết hình thành và mang tính đồng bộ cao, các khu vực SX tập trung phát triển với quy mô rộng lớn, sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống kinh tế - chính trị và vai trò chủ thể của người dân được phát huy…

Diện mạo khu vực NT thay đổi rõ rệt: Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản - thiết yếu ở đại đa số địa phương trong khoảng hơn 3 năm (2011-2015) có những bước đột phá so với quá trình xây dựng từ thời kỳ đổi mới (gần 20 năm). Sự thay đổi không chỉ ở các khu vực, địa phương có điều kiện - thế mạnh mà ở ngay cả các xã/huyện đặc biệt khó khăn như: Đồng Văn (Hà Giang), một số xã/huyện tại Cao Bằng, Điện Biên, ở vùng Tây Nguyên...

Tồn tại: Bên cạnh những thành tựu, những nỗ lực,…, cũng còn những khó khăn, bất cập, tồn tại cần khắc phục trong giai đoạn tiếp theo. “1, Việc tập trung đầu tư NTM cho các xã/huyện có điều kiện phát triển vô hình dung tạo khoảng cách lớn giữa các xã ngay trong mỗi huyện, mỗi tỉnh hay giữa các vùng miền…; 2, Ưu tiên quá lớn cho đầu tư CSHT, chưa chú trọng đầu tư SX hay đầu tư tại mỗi cụm dân cư, thôn bản,… dẫn đến tồn tại nhiều yếu tố môi trường, an

ninh, sản xuất…; 3, Huy động kiểu hành chính, nới lỏng thẩm định nhằm đảm bảo thành tích… gây bức xúc trong xã hội…; Ngoài ra, còn bất cập từ năng lực cán bộ các cấp, một số tiêu chí chưa phù hợp theo vùng/miền, tính liên kết - phối hợp giữa các Bộ/Ban/Ngành…”

*Vậy, giai đoạn 2016-2020, CT MTQG XD NTM đã có kế hoạch và mục tiêu như thế nào để khắc phục các tồn tại trên? Những nội dung gì sẽ được ưu tiên trong giai đoạn này?

- Cục trưởng - CVP Nguyễn Minh Tiến: Theo tinh thần Nghị quyết 100/2015/QH13 của Quốc hội đã đưa ra mục tiêu khá cao cho giai đoạn này (tính đến 2020): 50% số xã đạt chuẩn NTM, không có xã nào dưới 05 tiêu chí. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã đưa thêm mục tiêu: mỗi tỉnh/thành phố phải có tối thiểu 01 huyện đạt chuẩn NTM, phấn đấu nâng cấp, hoàn thiện 6 hạng mục CSHT cơ bản…

Theo đề nghị của các địa phương tại Hội nghị VPĐP NTM các tỉnh tại Cần Thơ, VPĐP TW sẽ tham mưu lên BCĐ nhằm nâng cao chất lượng triển khai, hạn chế tối đa nhất những tồn tại để NTM trở thành phong trào thực chất, bền vững, phát huy cao nhất vai trò chủ thể trong nhân dân… Hiện, chúng tôi đã trình Chính phủ 11 nội dung, trong đó hướng tới 3 nhiệm vụ quan trọng: i, Đầu tư CSHT thiết yếu, đặc biệt chú trọng đầu tư đối với xã khó khăn, xã dưới 5 tiêu chí; ii, Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, chuỗi giá trị trong SXHHNN đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phục vụ yêu cầu Hội nhập; iii, Xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, tiến hành rà soát lại công tác quy hoạch theo Tái cơ cấu ngành NN, Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác NTM, tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát triển khai chương trình, nắm bắt - kịp thời xử lý các phát sinh, đảm bảo an ninh - trật tự; nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, văn hoá) ở NT…

Về giải pháp khắc phục tồn tại: Tạo cơ chế chính sách đặc thù cho những xã khó khăn (khu vực miền núi), điều chỉnh hướng dẫn linh hoạt các tiêu chí đảm bảo phù hợp - hài hòa với từng xã/từng vùng/miền…, đa dạng hóa mô hình phát triển NTM (xã/huyện đạt chuẩn NTM) - đòi hỏi sự liên kết cấp xã tạo nên vùng SX lớn, hình thành chuỗi giá trị nông sản theo yêu cầu hội nhập và vệ sinh an toàn thực phẩm… Riêng đối với huyện đạt chuẩn NTM, chúng tôi đã đề xuất, dự kiến sẽ sớm đưa ra bộ tiêu chí riêng: đòi hỏi sự liên kết - hài hòa về giao thông, trường, trạm y tế, thuỷ lợi, môi trường và đặc biệt phải có vùng sản xuất tập trung - liên kết - hiệu quả… Như vậy, mỗi vùng/mỗi nơi sẽ áp dụng những cách tiếp cận khác nhau, thực hiện các tiêu chí khác nhau theo đặc thù từng địa phương/vùng/miền đảm

bảo sự linh hoạt, hướng tới nâng cao chất lượng thực hiện…

Ngoài ra, chúng tôi đã soạn thảo - sớm ban hành văn bản về công tác giám sát - kiểm tra nhằm giảm thiểu “bệnh” chạy theo thành tích tại các địa phương. VPĐP TW đang tham mưu Chính phủ, BCĐ về hoàn thiện quy trình thẩm định xét công nhận chuẩn NTM cho xã/huyện, trong đó phải có vai trò chủ thể của người dân trong đánh giá. Phấn đấu hình thành một Nông thôn mới đáng sống: xanh - sạch - đẹp - thịnh vượng…

*Liên quan đến hoạt động của VPĐP các cấp, xin Ông cho biết, việc hợp nhất 2 Ban Chỉ đạo của 2 chương trình MTQG (NTM + Giảm nghèo bền vững) sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động trong thời gian tới? Vai trò của VPĐP NTM sẽ như thế nào khi mà đối tượng của Giảm nghèo bền vững cũng nằm trong đối tượng của NTM?

- Cục trưởng - CVP Nguyễn Minh Tiến: Cũng theo tinh thần nghị quyết 100/2015/QH13 của Quốc hội giao Chính phủ hợp nhất hai BCĐ của hai CT MTQG còn lại, đang thực hiện của cả nước (NTM và Giảm nghèo bền vững) là điều kiện hết sức thuận lợi. Các thành viên BCĐ các cấp hầu hết đều đảm nhận vai trò kiêm nhiệm ở cả hai Ban Chỉ đạo các CT này. Từ đó, khi hợp nhất sẽ tạo cho cơ chế - chính sách lồng ghép, bổ xung lẫn nhau. Việc hợp nhất hai BCĐ cũng góp phần hạn chế các bất cập - chồng chéo trong triển khai các nguồn vốn lồng ghép - cơ chế hỗ trợ, đầu tư của giai đoạn trước, khắc phục tình trạng ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước của người dân và cán bộ tại một số địa phương…

Đối với hệ thống VPĐP NTM các cấp (được thành lập và chuẩn hóa theo quyết định 1996/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), là hệ thống tham mưu độc lập - duy nhất - xuyên suốt các cấp, được Thủ tướng và BCĐ đánh giá cao. Hiện nay, theo chỉ đạo của BCĐ chung: Không thành lập VPĐP riêng cho giảm nghèo. Một số địa phương đã giao VPĐP cấp tỉnh theo dõi - điều phối nội dung chương trình giảm nghèo theo tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí NTM.

Riêng VPĐP NTM TW vẫn thực hiện vai trò tham mưu cho BCĐ TW (sau hợp nhất) về XD NTM giai đoạn 2016-2020, trong đó có nội dung về giảm nghèo (cũng là 01 tiêu chí và một nội dung của Chương trình NTM). Riêng chỉ đạo đối với các xã nghèo, huyện nghèo, phải ưu tiên nỗ lực phối hợp hiệu quả các nguồn vốn, ưu tiên các xã nghèo, các địa phương khó khăn, tạo cơ chế - hỗ trợ hợp lý để người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo…

*Trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế, nguồn lực XD NTM từ ngân sách còn chưa như mong đợi. Ông có thể cho biết giải pháp huy động nguồn vốn ra sao để đạt được mục tiêu Chương trình? Trong đó,

Vì Mục Tiêu Xây Dựng Nông Thôn Mới Bền Vững

Đọc tiếp trang 11

Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, CVP VPĐP NTM TƯ